Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này đồng bộ và hiệu quả.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên của các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang gồm các trường: Trung học cơ sở Hương Sơn, Trung học cơ sở Hương Lạc, Trung học cơ sở Việt Hương, Trung học cơ sở Tân Thịnh, Trung học cơ sở Quang Thịnh, Trung học cơ sở Nghĩa Hòa, Trung học cơ sở An Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- Tổng số lượng đối tượng khảo sát là 100. Trong đó: - Cán bộ quản lý: 20 người.

- Giáo viên: 80 người.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các Trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (Thực trạng nhận thức và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới về mục tiêu, nội dung, phương thức, kiểm tra đánh giá)

- Thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ yếu.

Quy ước xử lý số liệu:

- Với thang đo 5 mức độ, khoảng điểm trung bình là 0,8: Kém/chưa bao giờ: 1 điểm, từ 1-1,8;

Yếu/hiếm khi: 2 điểm, từ 1,81- 2,61;

Trung bình/thỉnh thoảng: 3 điểm, từ 2,62-3,42; Thường xuyên/khá: 4 điểm, từ 3,43 đến 4,23; Rất thường xuyên/tốt: 5 điểm, từ 4,24 đến 5.

- Với thang đo 3 mức độ, khoảng điểm trung bình là 0,66: Chưa bao giờ/không ảnh hưởng: 1 điểm, từ 1- 1,66; Đôi khi/ít ảnh hưởng: 2 điểm, từ 1,67 đến 2,33; Thường xuyên/ảnh hưởng: 3 điểm, từ2,34 đến 3.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)