8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất trên đây có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Trong các biện pháp trên các biện pháp: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở và tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở là các biện pháp mang tính định hướng cơ bản giúp cho quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở có hiệu quả cao. Các biện pháp về Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế
hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở; Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở; Thực hiện xã hội hóa,đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở là các biện pháp có tính chất tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp và quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện có hiệu quả.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang được đề xuất trong luận văn.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
- Khảo sát và đánh giá tính cần thiết của các biện pháp thông qua trưng cầu ý kiến - Khảo sát và đánh giá tính khả thi của các biện pháp thông qua trưng cầu ý kiến - Thu thập ý kiến, xử lý số liệu.
3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm
- Cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang: 20 người - Giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang: 40 người.
Tổng số: 60 người.
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phiếu khảo sát mức độ cần thiết (Rất cần thiết, Cần thiết, Ít cần thiết) và tính khả thi (Rất khả thi, Khả thi và Ít khả thi) của các biện pháp đề xuất trong luận văn.
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã đề xuất đều được giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ rất cần thiết, cần thiết và rất khả thi, khả thi. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
RCT CT ICT RKT KT IKT
1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở
60 (100%) 0 (0.0%) 0 (0.0%) 60 (100%) 0 (0.0%) 0 (0.0%) 2. Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở
60 (100%) 0 (0.0%) 0 (0.0%) 50 (83.3%) 10 (16.7%) 0 (0.0%) 3. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở
60 (100%) 0 (0.0%) 0 (0.0%) 45 (75.0%) 15 (25.0%) 0 (0.0%) 4. Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở
55 (91.6%) 5 (8.4%) 0 (0.0%) 54 (90.0%) 6 (10.0%) 0 (0.0%) 5. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở
60 (100%) 0 (0.0%) 0 (0.0%) 57 (95.0%) 3 (5.0%) 0 (0.0%) 6. Thực hiện xã hội hóa,đảm bảo cơ sở vật chấtcho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở 60 (100%) 0 (0.0%) 0 (0.0%) 45 (75.0%) 15 (25.0%) 0 (0.0%)
Kết quả bảng 3.1 cho thấy về mức độ cần thiết: Các biện pháp được đề xuất trong luận văn được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với 100% ý kiến ở biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở”, “Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở”, “Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở”, “Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở”, “Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở”.
+ Biện pháp “Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở” cũng được đánh giá ở mức độ rất cần thiết ( 91.6%) và cần thiết (8.4%). Không có biện pháp nào là không cần thiết đối với quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang.
Về tính khả thi: Các biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức rất khả thi là “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở” (100%), “Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở” (95.0%), “Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở” (90.0%).
Như vậy, kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi đề xuất cho phép khẳng định có thể sử dụng những biện pháp này trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các nhà trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cùng với những ưu điểm và hạn chế hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở, các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đề xuất mang tính thiết thực góp phần làm cho hoạt động hướng nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Năm nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp: nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả; nguyên tắc kế thừa và phát triển; nguyên tắc khả thi đã được đề cập. Các nguyên tắc trên hoàn toàn phù hợp và sát thực tiễn làm cho hoạt động hướng nghiệp đi đúng hướng và đạt chất lượng hiệu quả.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở; Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở; Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở; tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở; Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở.
Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc cần quán triệt, được khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi do đó có thể vận dụng trong quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang nói riêng và các trường Trung học cơ sở nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở được hiểu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.
Quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở là quá trình người Hiệu trưởng thực hiện các biện pháp quản lí đối với nội dung hoạt động hướng nghiệp quy định trong chương trình hoạt động hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ởtrường Trung học cơ sở, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp và góp phần giáo dục toàn diện học sinh ở trường Trung học cơ sở.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã có những hiểu biết nhất định về mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng chưa đồng đều, sâu sắc, chỉ tập trung vào các mục tiêu, nội dung, phương thức quen thuộc, thường xuyên sử dụng, còn những mục tiêu, nội dung, phương thức mới, các hoạt động kiểm tra đánh giá mang tính mới chưa được nhiều lựa chọn và còn có sự chênh lệch giữa các nội dung, tiêu chí, giữa nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý.
Việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện chưa đầy đủ ở các nội dung, sử dụng các phương thức chưa mang tính đặc trưng, người học chưa được trải nghiệm mà chủ yếu vẫn là quá trình trang bị kiến thức, thông tin từ phía nhà trường, hoạt động chưa có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, chưa trở thành một hoạt động bắt buộc ở nhà trường Trung học cơ sở, các phương thức kiểm tra còn mang nặng tính lý thuyết, chưa có sự chuyên sâu ở các nội dung hoạt động hướng nghiệp; sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các lực lượng
trong và ngoài nhà trường còn ở mức độ rất thấp, chưa có tính liên kết, hoạt động vẫn được coi như là hoạt động độc lập của trường Trung học cơ sở.
Kết quả khảo sát công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang trên các mặt lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chủ yếu được đánh giá ở mức độ trung bình và một phần ở mức độ yếu, rất ít lựa chọn ở mức độ khá và không có lựa chọn ở mức độ tốt.
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở như: nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên; nhận thức, năng lực quản lí hoạt động hướng nghiệp của cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở; nhận thức và năng lực học tập của học sinh; các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới; tầm quan trọng của bộ phận chuyên trách hướng nghiệp trong nhà trường, các điều kiện kinh tế tài chính của nhà trường cũng như các điều kiện kinh tế xã hội ởđịa phương, sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bao gồm: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở; Bám sát mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh Trung học cơ sở; Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở; tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở; Thực hiện xã hội hóa, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới ởcác trường Trung học cơ sở.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang
Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện có hiệu quả đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn huyện Lạng Giang”. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng xã hội (các đơn vị chính trị, kinh tế, văn hóa, sản xuất, kinh doanh...) trên địa bàn huyện cùng với các trường Trung học cơ sở nói riêng và các trường phổ thông nói chung thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án trên và hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất giúp các trường Trung học cơ sở có đủ điều kiện thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hỗ trợ, giúp đỡ các trường Trung học cơ sở liên kết phối hợp với các lực lượng giáo dục khác phối hợp thực hiện hoạt động hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp mang tính địa phương một cách thống nhất trên địa bàn huyện. Xây dựng đề án Giáo dục hướng nghiệp dành riêng cho học sinh Trung học cơ sở ở các trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và chỉ đạo thực hiện. Hỗ trợ kinh phí cho các trường Trung học cơ sở thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo