8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương
Để khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên của các nhà trường. Kết quả thu được ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường
Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới STT Nội dung Mức độ thực hiện (SL) Tổng điểm Điểm TB Tốt Khá TB Yếu Kém 1 Xác định mục tiêu hoạt động hướng nghiệp 0 22 78 0 0 322 3.22 2 Xác định nội dung hoạt
động hướng nghiệp 0 22 71 7 0 315 3.15 3 Xác định phương thức
hoạt động hướng nghiệp 0 20 77 3 0 325 3.25 4
Xác định thời gian thực hiện hoạt động hướng nghiệp 0 23 74 3 0 320 3.20 5 Xác định các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính thực hiện hoạt động hướng nghiệp 0 24 74 2 0 322 3.22 6 Xác định các thế mạnh và khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp 0 28 68 4 0 324 3.24 7 Xác định các biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện hoạt động hướng nghiệp
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: Các nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được đánh giá chủ yếu ở mức trung bình với số ý kiến lựa chọn mức độ này chiếm khoảng 2/3 số lượng khách thể. Điểm trung bình dao động từ 3.15 đến 3.25. Bên cạnh đó, không có ý kiến nào đánh giá các nội dung này ở mức độ tốt và kém; Rải rác một số ý kiến lựa chọn mức độ khá và yếu. Nội dung được đánh giá tốt nhất là “Xác định phương thức hoạt động hướng nghiệp” điểm trung bình 3.25 xếp thứ nhất; tiếp the đó là nội dung “Xác định các thế mạnh và khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp” có điểm trung bình là 3.24. Xếp ở hai vị trí cuối cùng là nội dung “Xác định các biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện hoạt động hướng nghiệp” và “Xác định nội dung hoạt động hướng nghiệp” có điểm trung bình là 3.19 và 3.15.
Trong lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tiên là cần xác định mục tiêu của hoạt động. Đây là căn cứ để tiến hành các công việc tiếp theo như xác định nội dung, phương thức, các điều kiện và nguồn lực cho hoạt động. Vì thế, hạn chế ở khâu xác định mục tiêu sẽ kéo theo những yếu kém trong việc thực hiện các nội dung có liên quan.
Thực tế hiện nay, các trường trung học cơ sở vẫn thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình hiện hành và chủ yếu dành cho học sinh khối lớp 9 với thời lượng rất ít, chỉ 1 tiết/tháng. Đây chưa phải là hoạt động giáo dục bắt buộc như chương trình giáo dục phổ thông mới, không có quy định về kiểm tra đánh giá. Cùng với đó, các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nên hoạt động hướng nghiệp trong trường chưa được chú trọng. Vì thế, công tác lập kế hoạch thường chỉ dừng lại ở việc trao đổi trong các cuộc họp chuyên môn, họp hội đồng trường, chưa có bản kế hoạch riêng với các nội dung được xác định cụ thểliên quan đến hoạt động hướng nghiệp. Đây cũng chính là một hạn chế trong công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp ởtrường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cần được khắc phục.