8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo
chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Để khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó góp phần đạt được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở cần:
- Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, quán triệt cán bộ, giáo viên trong trường nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao để đảm bảo kế hoạch được thực thi đạt hiệu quả.
- Theo kế hoạch đã được lập, thành lập Ban hướng nghiệp, xác định rõ mục đích nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp trong tổ chức và thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho học sinh; Xác định nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên phù hợp với năng lực, sởtrường, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, tạo điều kiện, thời gian và vật chất để họ thực hiện nhiệm vụ; Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tạo ra vòng tròn đồng tâm, môi trường giáo dục khép kín thực hiện hoạt động hướng nghiệp.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới theo kế hoạch đã được xây dựng: chỉ đạo nghiên cứu việc thiết kế, tổ chức các nội dung hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định hướng dẫn thực hiện; Chỉ đạo tập thể sư phạm quán triệt thực hiện các mục tiêu hoạt động hướng nghiệp, nội dung, vận dụng phương thức tổ chức phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương; Chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp theo mục tiêu đề ra; Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động hướng nghiệp và chỉ đạo cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho việc tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hiệu trưởng tiến hành lập kế hoạch kiểm tra thực hiện hoạt động hướng nghiệp của giáo viên theo tiết/tuần/tháng/quý/học kỳ và cả năm học (kết hợp kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất) và triển khai thực hiện nghiêm túc, có các báo cáo cụ thể
và rút kinh nghiệm trong từng hoạt động, từng thời điểm. Nội dung kiểm tra đánh giá nên hướng vào việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên (theo bài, theo tiết như hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở từng khối lớp); kiểm tra thực hiện nội dung hoạt động hướng nghiệp của từng khối lớp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (kiểm tra hiểu biết của học sinh về thế giới nghề nghiệp; quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực của học sinh liên quan đến nghề nghiệp; hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của học sinh); kiểm tra việc sử dụng, vận dụng các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên phụ trách hoạt động hướng nghiệp; Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động hướng nghiệp (về nhận thức của học sinh về nghề nghiệp, về mức độ đạt được của các phẩm chất và năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh so với yêu cầu cần đạt được ở từng khối lớp); Kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động hướng nghiệp (kinh phí tổ chức, nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp).
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở phải nắm rõ các chức năng quản lí chung và quản lí hoạt động hướng nghiệp nói riêng; hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiệu trưởng phải có tư duy đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động hướng nghiệp nói riêng, sẵn sàng thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp của học sinh; thực hiện công việc một cách trách nhiệm, kiên quyết và có hiệu quả.
Hiệu trưởng chủ động nghiên cứu văn bản, chương trình giáo dục, phổ biến kịp thời đến đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường; tổ chức bồi dưỡng cử giáo viên cốt cán phụ trách hoạt động hướng nghiệp đi bồi dưỡng về Chương trình hoạt động hướng nghiệp sẽ giúp cho việc quản lí của Hiệu trưởng thực hiện có hiệu quảhơn.
Hiệu trưởng chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường trong việc tham gia hoạt động hướng nghiệp, tăng các nguồn lực để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo hướng đổi mới, tăng cường trải nghiệm để phát huy hiệu quả của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiệu trưởng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp đến tập thểsư phạm nhà trường ngay từđầu năm học. Hoạt động kiểm tra đó phải được tiến hành như là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục của nhà trường. Bộ phận phụ trách hướng nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu
quả; tập thể sư phạm nhà trường ủng hộ, giúp đỡ, thực hiện nghiêm túc sẽ giúp Hiệu trưởng đổi mới và nâng cao các chức năng quản lí của mình.
3.2.4. Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở