8. Cấu trúc luận văn
2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình
dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo
dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang
STT Nội dung Mức độ thực hiện (SL) Tổng điểm Số lượng Tốt Khá TB Yếu Kém 1
Kiểm tra công tác lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên
0 5 71 24 0 281 2.81
2
Kiểm tra thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp của từng khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thông mới
0 5 71 24 0 281 2.81
3
Kiểm tra việc sử dụng, vận dụng các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới
0 3 72 25 0 278 2.78
4
Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới (về mức độ đạt được của các phẩm chất và năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh so với yêu cầu cần cần đạt được ở từng khối lớp)
0 0 72 28 0 272 2.72
5
Kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động hướng nghiệp (nhân lực, tài lực, phương tiện phục vụ hoạt động hướng nghiệp)
Cũng giống như công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, việc kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế, chỉ được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình (Điểm trung bình từ2.72 đến 2.87). Bên cạnh đó, có tới trên 20% khách thể đánh giá hoạt động này ở mức độ yếu. Nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất là: Kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động hướng nghiệp (nhân lực, tài lực, phương tiện phục vụ hoạt động hướng nghiệp) cũng chỉ có 7% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, 73% chọn mức độ trung bình, còn lại là yếu.
Hai nội dung được đánh giá tương đương nhau ở tất cả các mức độ là: Kiểm tra công tác lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ
thông mới của giáo viên và kiểm tra thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp của từng khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thông mới (điểm trung bình là 2.81).
Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới là căn cứ để cán bộ quản lý, giáo viên điều chỉnh hoạt động này giúp cho chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Do đó, những hạn chế trong kiểm tra đánh giá sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý cũng như kết quả của hoạt động này.
Nhìn trong tổng thể kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có thể thấy kiểm tra đánh giá là khâu được đánh giá ở mức độ thấp nhất với từ 20% ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên lựa chọn mức độ yếu cho tất cả các nội dung được hỏi. Nguyên nhân của thực trạng này đã được chúng tôi chỉ ra ở trên là bắt nguồn từ việc các nhà trường vẫn đang tiến hành hướng nghiệp cho chỉ học sinh khối 9 theo chương trình hiện hành mà chưa thực hiện hoạt động hướng nghiệp với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Những hạn chế này đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục để các nhà trường kịp thời dịch chuyển sang chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc một cách thuận lợi và hiệu quả.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương
trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang TT Các yếu tố Mức độảnh hưởng (SL) Tổng điểm Điểm trung bình Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở
98 2 0 298 2.98
2
Năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở
96 4 0 296 2.96
3
Năng lực quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở.
100 0 0 300 3.0
4
Nhận thức của học sinh về hoạt động hướng nghiệp đối
với sự phát triển của bản thân 92 8 0 292 2.92 5 Năng lực nhận thức của học
sinh trường trung học cơ sở 93 7 0 293 2.93 6
Cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác hướng nghiệp
ở trường trung học cơ sở 96 4 0 296 2.96 7 Chương trình giáo dục phổ
thông mới 100 0 0 300 3.0
8
Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của trường trung học
cơ sở 100 0 0 300 3.0
9
Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục khác trong việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở
95 5 0 295 2.95
10 Điều kiện tự nhiên, điều kiện
Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Các yếu tố này hầu hết được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng, chỉ một số ít lựa chọn ít ảnh hưởng, không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 0%.
Yếu tố được 100% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ ảnh hưởng là Năng lực quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở; Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của
trường Trung học cơ sở và Chương trình giáo dục phổ thông mới. Các yếu tố còn lại tuy tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp hơn nhưng cũng đều chiếm trên 90% số ý kiến của các khách thể (Cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở là 96%; Năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở là 96%; Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở là 98%; Nhận thức của học sinh về hoạt động hướng nghiệp đối với sự phát triển của bản thân và năng lực nhận thức của học sinh trường trung học cơ sở là 92%; Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục khác trong việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở là 95%; điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương là 96%).
Kết quả khảo sát về các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tình Bắc Giang là căn cứ để các cán bộ quản lý giáo dục có biện pháp quản lý phù hợp, tạo ra những điều kiện cần và đủ đảm bảo cho hoạt động này có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
2.6.1. Một số kết quảđạt được
Phân tích thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho thấy đã đạt được một số kết quả sau:
- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hoạt động hướng nghiệp đã được triển khai cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở với những nội dung, phương thức khác nhau và được đánh giá bằng các phương pháp đa dạng.
- Trong việc lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở đã xác định mục tiêu, nội dung, phương thức, các chủ thể tham gia và các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động này. Kế hoạch cũng đã được tổ chức thực hiện khi Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia hoạt động hướng nghiệp và xác lập cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực đểđảm bảo hiệu quả của hoạt động. Việc chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp cũng đã được quan tâm ở mức độ nhất định như chỉ đạo thực hiện các nội dung hướng nghiệp, chỉ đánh giá kết quả giáo dục học sinh trong hoạt động hướng nghiệp, chỉ đạo lựa chọn phương thức hướng nghiệp. Kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp đã tập trung vào việc kiểm tra thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện nội dung, phương thức hướng nghiệp...
Nhìn chung, quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang đã hướng đến chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển dần và thích ứng nhanh của đội ngũ làm công tác hướng nghiệp khi hoạt động hướng nghiệp với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực thi ở các trường phổ thông.
2.6.2. Hạn chế
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở cho thấy hoạt động này nhìn chung còn nhiều hạn chế. Về cơ bản, hoạt động hướng nghiệp vẫn được thực hiện theo chương trình hiện hành, chỉ dành cho học sinh khối lớp 9 với các phương thức thực hiện thiên về lý thuyết, mang tính chất lồng ghép với thời lượng hạn chế. Vì thế, hoạt động này còn mang tính hình thức, không giúp người học hiểu về các phẩm chất, năng lực của bản thân và đánh giá sự phù hợp của chúng với yêu cầu của các ngành, nghề trong xã hội nên ít có tác dụng đối với việc hình thành ởngười học năng lực định hướng nghề nghiệp. Nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn khá mơ hồ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện hoạt động này của họ ở nhà trường, từ việc thực hiện các nội dung hướng nghiệp đến việc đánh giá kết quả giáo dục cho học sinh.
Những hạn chế tương tự cũng được chỉ ra bởi kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các cán bộ quản lý, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường chưa chủ động trong việc xác định mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình
giáo dục phổ thông mới cũng như các nội dung, phương thức, nguồn lực cần có để thực hiện hoạt động này. Tương tự như vậy, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện cũng còn nhiều yếu kém ở các nội dung, từ thành lập Ban hướng nghiệp, phân công nhiệm vụ, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động hướng nghiệp. Kiểm tra đánh giá hoạt động này cũng còn mang tính hình thức, làm theo hướng dẫn của chương trình cũ mà không hướng tới sự đổi mới, đi vào thực chất để có thể hình thành ở người học năng lực định hướng nghề nghiệp.
2.6.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn hạn chế. Sức ỳ lớn và tâm lý ngại thay đổi khiến cho các nhà trường vẫn thực hiện hướng nghiệp theo chương trình cũ, chỉ dành cho học sinh khối 9 với thời lượng ít ỏi, không giúp cho người học hiểu về các ngành nghề trong xã hội và yêu cầu của chúng đối với các phẩm chất, năng lực của con người...
- Do hạn chế về trình độ, năng lực của một số ít đội ngũ cán bộ quản lý trong quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp còn nhiều bất cập.
- Chương trình hiện hành còn nặng về kiến thức, hạn chế về thời gian để nhà trường có thể thực hiện linh hoạt các hoạt động giáo dục khác
- Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn để thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới
- Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho giáo dục hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của các trường chưa thực hiện có hiệu quả, các nhà trường cũng chưa chú ý đến khai thác thế mạnh ởđịa phương, tạo cơ hội cho học sinh được đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹnăng trong phạm vi nhận thức của mình.
- Nguồn tài chính phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp còn phụ thuộc vào ngân sách được cấp. Cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp còn chưa được trang bị đầy đủ nhất là cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho tư vấn hướng nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho thấy:
- Về cơ bản, các cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, đội ngũ này vẫn chưa phân biệt được mục tiêu của hướng nghiệp với việc dạy nghề cho học sinh trong nhà trường.
- Hoạt động hướng nghiệp đã được triển khai cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở với những nội dung, phương thức khác nhau và được đánh giá bằng các phương pháp đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn được thực hiện theo chương trình cũ, mang tính hình thức, chỉ dành cho học sinh khối 9 với thời lượng ít ỏi và các phương thức thực hiện thiên về lý thuyết, không hấp dẫn và ít có tác dụng đối với người học.
- Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện bởi Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, trong đó mục tiêu, nội dung, phương thức, các chủ thể tham gia và các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động này được xác định. Tuy nhiên, kế hoạch này không được xây dựng riêng mà được trao đổi trong các cuộc họp đầu năm của nhà trường. Nội dung của công tác lập kế hoạch được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Kết quảđánh giá tương tự dành cho các nội dung khác của công tác quản lý hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở, bao gồm cả việc tổ chức,