THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH THANH LONG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-
BẢNG 4.4 TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI HÀNG HÓA Ở CÁC TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-
ĐOẠN 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Tỉnh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị TL % Giá trị TL % Hậu Giang 6.382 7.305 7.039 923 14,45 -266 -3,64 Sóc Trăng 8.474 10.345 9.341 1.871 22,07 -1.004 -9k71 Bạc Liêu 12.590 13.738 10.809 1.148 9,12 -2.929 -21k32 Cà Mau 7.687 9.477 10.728 1.790 23,30 1.251 13,21 Nguồn: Bảng tổng kết bán hàng
Doanh thu tại các đại lý ở các tỉnh tuy có suy giảm qua các năm nhưng đa phần chỉ giảm vởi tỷ lệ nhỏ, trong đó có tỉnh Cà Mau là vẫn phát triển bền vững. Nhưng nhìn chung đây là kênh phân phối đem lại thu nhập cao nhất cho công ty. Trong những năm gần đây, công ty mở rộng kênh phân phối ra khắp huyện trong khu vực hoạt động.
Tại Hậu Giang, kênh phân phối của công ty hoạt động hơn 2/3 các huyện gồm Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Vị Thanh, Long Mỹ. Doanh thu ở khu vực này năm 2012 là 7.305 triệu đồng tăng 923 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ là 14,45%. Doanh thu năm 2013 giảm 266 triệu đồng so với năm 2012 vởi tỷ lệ 3,64%. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Hậu giang, tuy nhiên do nằm sâu trong nội địa nên việc khai thác nguồn lực của Hậu Giang vẩn gặp không ít khó khăn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hậu Giang là một tỉnh mới
thành lập không lâu, tuy có tiềm năng phát triển, đặc biệt là đối với các ngành xây dựng nhưng đơi sống và thu nhập của người dân chưa cao, nên nhu cầu mua các hàng hóa của công ty cũng gặp nhiều khó khăn, do các hàng hoá của công ty chủ yếu nhắm tới nhóm khách hàng có thu nhập khá trở lên.
Tại Sóc Trăng, kênh phân phối tuy hoạt động ở nhìu huyện, thị xã nhưng do đặc thù nơi đây chỉ chú trọng các ngành chủ lực là chế biến và nông nghiệp nên kênh phân phối ở Sóc Trăng cũng hoạt động chưa mạnh mẽ và ổn định. Doanh thu bán hàng ở Sóc Trăng năm 2012 là 10.345 triệu đồng tăng 1.871 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ 22,07%, nguyên nhân là do năm 2011 tỉnh Sóc Trăng bắt đầu thực hiện quá trình hội nhập kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long nên cũng có những bước đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên doanh thu năm 2013 chỉ đạt 9.341 triệu đồng giảm 1.004 triệu đồng, tương ứng vởi tỷ lệ 9,71%. Nguyên nhân là do giai đoạn này Sóc Trăng tiếp tục đầu tư các ngành truyền thống chủ lực để đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ngoài ra do đặc thu văn hóa, dân tộc, thói quen cuộc sống nên tình hình tiêu thụ hàng hóa ở Sóc Trăng cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình đo thị hóa, xã hội hóa làm cải thiện phần nào lối sống của người dân Sóc Trăng.
Doanh thu của kênh phân phối tại Bạc Liêu tăng trưởng không ổn định, cũng tương tự như tại Sóc Trăng, doanh thu bán hàng tại Bạc Liêu năm 2012 là 13.738 triệu đồng tăng 1.148 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ 9,12%. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tình hình tiêu thụ hàng hóa ở tỉnh này có khuynh hưởng suy giảm, tỷ lệ giảm là 21,32% so với năm 2012.
Trong khi các tỉnh khác có sự biến động trong tiêu thụ hàng hóa thì Cà Mau lại phát triển đều đặn, tuy doanh thu so với các tỉnh khác là thấp hơn nhưng tốc độ phát triển lại đáng kể. Doanh thu bán hàng tại Cà Mau năm 2012 đạt 9.477 triệu đồng tăng 1.790 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ 23,30%. Doanh thu năm 2013 là 10.728 triệu đồng tăng 1.251 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ 13,21%. Cà Mau tuy xuất phát điểm với nền kinh tế- văn hóa thấp nhưng phát triển không ngừng trong những năm gần đây. Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư. Đời sống vật chất của người dân ngầy càng cải thiện, them vào đó là thói sống của người dân tại Cà Mau khá chú trọng sự tiện nghi sinh hoạt nên ngành xây dựng ở tỉnh này khá phát triển.
Nhưng nếu có sự so sánh giữa các tỉnh với nhau thì ta thấy sự tiêu thụ hàng hóa của công ty khá tương đương nhau, chúng có sự chênh lệch không cao. Điều này chứng tỏ kênh phân phối ngoại tỉnh của Công ty hoạt động đều ở các tỉnh chứ không chú trọng tập trung ở tỉnh nào.