Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dunlopillo (việt nam) giai đoạn 2015 2017 (Trang 66 - 67)

Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản suốt nhiều năm liền, đặc biệt lượng hàng tồn kho tăng hơn gấp đôi từ năm 2016-2017, tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho lại giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý hàng tồn kho của DN trong năm 2017 chưa được hiệu quả, khiến nguồn vốn bị chôn chân tại kho tăng đột ngột, làm cản trở khả năng quay vòng vốn tại DN.

Việc vòng quay hàng tồn kho tương đối thấp, ngày càng giảm như đã tìm hiểu trước đó thì càng cho thấy DN bán hàng ngày càng chậm và hàng cũng bị tồn đọng khá nhiều. Vấn đề đó luôn gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn của DN cũng như làm tăng thêm chi phí bảo quản, mặt bằng,…để lưu trữ hàng hóa. Một số giải pháp hữu hiệu và hỗ trợ cho DN trong việc thu thập những biện pháp và kế hoạch nhằm cải thiện khả năng quản lý hàng tồn kho trong tương lai như:

- Thiết lập mức tồn kho tối ưu

Để xác định rõ mức tồn kho tối thiểu và tối đa cho từng mặt hàng, từng sản phẩm, DN cần phải xét nhiều yếu tố như lượng tồn thực tế kỳ trước, tình hình tiêu thụ thực tế từng mặt hàng qua các năm và gần nhất, chiến lược muốn đẩy mạnh sản xuất mặt

58

hàng nào trong tương lai,…Quan trọng, định mức tồn kho luôn cần phải linh hoạt và cập nhật định kỳ trong năm để phản ánh kịp thời hiện trạng cùa DN.

- Dư báo chính xác nhu cầu của khách hàng

Đề dự đoán được nhu cầu của khách hàng, chủ DN cũng cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như xu hướng thị trường, doanh thu các mặt hàng cùng kỳ năm ngoái, bức tranh kinh tế tổng quan từ các chuyên gia trên thị trường,… Để biết chắc được những mặt hàng nào cần đẩy mạnh, cần chú trọng trong từng thời điểm, đặc biệt là mặt hàng mang tính mùa vụ như nệm, gối của DN.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dunlopillo (việt nam) giai đoạn 2015 2017 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)