Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình Dupont

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dunlopillo (việt nam) giai đoạn 2015 2017 (Trang 60 - 63)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

2015 = 11.68 % 2016 = 9.78 % 2017 = 4.96 %

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

2015 = 11.28 % 2016 = 11.44 % 2017 = 6.58 % Số vòng quay Tổng tài sản 2015 = 1.04 2016 = 0.85 2017 = 0.75

Lợi nhuận sau thuế

2015 = 22.002 tỷ đồng 2016 = 20.730 tỷ đồng 2017 = 12.013 tỷ đồng

Doanh thu thuần

2015 = 195.056 tỷ đồng 2016 = 181.173 tỷ đồng 2017 = 182.630 tỷ đồng Tổng tài sản BQ 2015 = 188.44 tỷ đồng 2016 = 221.988 tỷ đồng 2017 = 242.3 tỷ đồng Tồng Doanh thu 2015 = 199.492 tỷ đồng 2016 = 189.229 tỷ đồng 2017 = 185.222 tỷ đồng Tổng Chi phí 2015 = 171.150 tỷ đồng 2016 = 163.819 tỷ đồng 2017 = 170.132 tỷ đồng

52

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cùa DN không được ổn định qua 3 năm 2015-2017. Năm 2016, ROA giảm khoảng 1.9% so với năm 2015, và tiếp tục giảm mạnh 4.82% từ năm 2016 đến năm 2017. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của DN ngày càng kém đi, thậm chí còn xuống thấp hơn so với bình quân ngành năm 2017. Theo như mô hình Dupont, ta sẽ phân tích các nhân tố cụ thể gây ra sự thay đổi tỷ số ROA này.

Nhân tố thứ nhất là sự thay đổi của ROS. Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu năm

2016 tăng nhẹ 0.16% so với năm 2016. Nguyên nhân là do LNST giảm ít hơn so với mức giảm của Doanh thu thuần. Năm 2017, ROS giảm mạnh đi gần 5% so với năm 2016. Nguyên nhân là do Doanh thu thuần tăng nhẹ 0.8% trong khi LNST lại giảm hơn 40%. Từ số liệu có thể thấy DN đã đẩy mạnh chi phí trong năm 2017 so với năm 2016 tuy nhiên Tổng Doanh thu lại giảm. Bên cạnh việc không được hưởng khoản lãi chênh lệch tỷ giá như năm 2016 thì có thể thấy DN quản lý chi phí không được hiệu quả.

Để tăng ROA, DN có thể tăng ROS thông qua các chính sách thúc đẩy tăng doanh thu hoặc cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết nhằm tối đa hoá lợi nhuận

Nhân tố thứ hai dẫn đến việc biến động tỷ số ROA đến từ số vòng quay tổng tài sản.

Chỉ tiêu này có xu hướng giảm suốt 3 năm 2015-2017. Số vòng giảm lần lượt là 0.19 vòng từ 2015-2016 và giảm 0.1 vòng từ 2016-2017. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân bỏ ra luôn tăng qua các năm trong khi doanh thu thuần lại không ổn định và tốc độ tăng luôn thấp hơn, thậm chí còn giảm trong năm 2016.

Để tăng ROA, DN có thể tăng số vòng quay tổng tài sản bằng việc thúc đẩy tăng doanh thu hoặc giảm đầu tư vào tài sản bằng cách điều chỉnh hợp lý hàng tồn kho hay các khoản bán chịu khách hàng.

53

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Sau khi phân tích toàn bộ các chỉ tiêu, cũng như thông tin mà Công ty cung cấp, ta có những nhận xét tổng quan như sau:

Lợi nhuận giảm mạnh qua các năm, đây là vấn đề đáng lo ngại cho DN trong việc quản lý chi phí và chi tiêu, cũng như không có hành động xúc tiến bán hàng, marketing thương hiệu, sản phẩm qua các năm để cải thiện tình hình tài chính Công ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản không được hiệu quả, bắt nguồn từ khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong đó khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 60% tài sản ngắn hạn của DN, đồng nghĩa DN bị chiếm dụng hơn 60% vốn trong kỳ SXKD, rủi ro không thu hồi được vốn rất cao. Song song đó, hàng tồn kho khá lớn và tồn đọng lâu, tuy 1 phần giúp quá trình SXKD được diễn ra liên tục và kịp thời, tuy nhiên nếu lượng HTK quá lớn, đặc biệt như trong năm 2017 hay không thật sự cần thiết sẽ dễ dàng gây ra rất nhiều rủi ro về việc ứ đọng vốn, cháy hàng, phát sinh thêm chi phí quản lý, bảo quản hàng trong kho, ảnh hưởng đến vòng quay vốn, giảm khả năng thanh toán của DN.

DN sử dụng chủ yếu nợ để đầu tư vào tài sản, cụ thể là khoản phải trả người bán và các khoản vay công ty mẹ. Mặc dù được chứng minh DN luôn có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn, đồng thời khả năng cạnh tranh về sức thanh toán trên thị trường đều đạt mức khá tốt từ phân tích tỷ số thanh toán và khả năng bù đắp chi phí lãi vay tốt, hầu như không phải chịu áp lực nhiều vì luôn được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ công ty mẹ. Tuy nhiên khả năng tự chủ và độc lập về tài chính lại kém hơn các đối thủ trong ngành. Vì thế nếu không có sự cân đối lại giữa tài sản và nợ trong tương lai sẽ khiến DN khó khăn trong vấn đề kiểm soát hoạt động tài của mình.

54

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH dunlopillo (việt nam) giai đoạn 2015 2017 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)