Biểu đồ 3.1. Thể hiện tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm 2015-2017
Dựa vào BCĐKT, ta dễ dàng nhận thấy tổng Tài sản của DN qua 3 năm 2015-2017 có xu hướng tăng liên tục, từ khoảng 199 tỷ năm 2015, tổng tài sản tăng lên 13% vào năm 2016, và tiếp tục tăng 15% từ năm 2016 đến năm 2017, để đạt mức 259 tỷ đồng. TSNH luôn tăng đều qua các năm, từ 2015-2017 tăng 40% từ khoảng 165 tỷ đồng lên khoảng 231 tỷ đồng, tổng mức tăng là hơn 66 tỷ đồng. Từ năm 2015 đến năm 2016, TSNH tăng khoảng 17%. Từ năm 2016 đến năm 2017, TSNH tiếp tục tăng lên 20%, tương ứng đạt khoảng 231 tỷ đồng.
Trong khi TSNH luôn tăng thì TSDH lại có xu hướng giảm đồng thời chỉ chiếm thấp hơn 20% tổng lượng tài sản của DN. Cụ thể năm 2015, tài sản dài hạn đạt 34.318 tỷ đồng, chiếm 17,24 % tổng tài sản. Đến năm 2016, tài sản dài hạn giảm xuống hơn 2
164.693 192.730 231.098 34.318 32.235 28.538 - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ đồng TSNH TSDH
25
tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 6%. Từ năm 2016 đến năm 2017, mức giảm nhiều hơn giữa 2015-2016, cụ thể giảm 11% từ hơn 32 tỷ xuống còn khoảng 28.54 tỷ đồng.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu Tổng tài sản của Công ty qua 3 năm 2015-2017
Qua 3 năm 2015-2017, tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lần lượt là: 4.8; 5.98; 8.1. Trong đó, tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 80% tổng tài sản và tăng dần qua 3 năm, năm 2015 chiếm 82.76%, năm 2016 chiếm 85.67% và năm 2017 chiếm 89.01%.
TSDH tại DN chiếm phần nhỏ là do hầu hết mọi máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, nhà xưởng đã cũ và đất hay phương tiện vận chuyển là đi thuê nên phần giá trị không nhiều. Bên cạnh đó, cũng có thể do TSNH chiếm quá lớn và không hợp lý. Để xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra sự chênh lệch lớn giữa TSDH và TSNH, ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các khoản mục tài sản.
2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn 82.76% 85.67% 89.01% 17.24% 14.33% 10.99% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TSDH TSNH
26
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty năm 2015-2017
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Khoản mục tiền và tương đương tiền của DN có sự tăng lên qua các năm. Năm 2015, khoản mục này đạt giá trị khoảng 3.3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, cụ thể là 2.01% trong tổng TSNH. Từ năm 2015-2016, khoản mục này có sự tăng lên đáng kể, tăng hơn gấp 2 lần, và đạt xấp xỉ 7 tỷ đồng. Mức tăng năm 2016 có cao và khả quan hơn, tuy nhiên so với độ tăng đồng thời của các chỉ tiêu khác trong tài sản ngắn hạn, nên cơ cấu khoản mục này cũng chỉ tăng nhẹ lên là 3.6%. Từ năm 2016-2017, tiền và tương đương tiền tiếp tục tăng lên 24%, đạt khoảng 8.58 tỷ đồng, cùng với đó, cơ cấu so với tài sản ngắn hạn cũng tiếp tục tăng nhẹ lên 3.72%. Như vậy, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng lên đều đặn qua các năm đồng thời cũng tăng về tỷ lệ trong cơ cấu TSNH giúp việc chi trả ngay các chi phí phát sinh trong kỳ như mua đồ dùng văn phòng, trả lương nhân viên được thuận tiện hơn.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, qua 3 năm đều chiếm hơn 60%. Năm 2015, khoản mục này đạt gần 127 tỷ đồng, chiếm 77.07% trong tồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2016, con số này tăng lên
2.01% 3.60% 3.72% 77.07% 78.75% 66.93% 15.42% 13.89% 25.12% 5.50% 3.75% 4.24% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TSNH khác
HTK
Phải thu ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền
27
78.75% với mức tăng so với năm 2015 là hơn 24 tỷ đồng. Từ năm 2016-2017, khoản phải thu ngắn hạn có tăng, nhưng mức tăng nhẹ, chỉ tăng lên 2% so với năm 2016, tức là đạt khoảng 154.7 tỷ đồng, tuy nhiên so với cơ cấu tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này vào năm 2017 có sự giảm nhẹ xuống còn 66.93%.
Đây là điều đáng lo ngại vì đến hơn 50% nguồn vốn bị chiếm dụng, gây khó khăn cho DN trong vấn đề quay vòng vốn, không thu hồi được tiền từ người mua và mất khả năng thanh toán. Nguyên nhân là do trong 3 năm 2015-2017, DN đã nới lỏng chính sách bán chịu cho khách hàng, nhằm một phần tạo các mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng, một phần là do phân phối cho các đại lý khắp cả nước nên việc thu tiền ngay vẫn còn khá khó khăn. DN cần phải xem xét và cân đối chính sách bán chịu của mình để giảm thiểu các rủi ro như đã nói ở trên về lâu dài.
Hàng tồn kho
Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong suốt 3 năm 2015-2017 là hàng tồn kho. Năm 2015, chỉ tiêu hàng tồn kho đạt khoảng 25.39 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15.42% trong tài sản ngắn hạn. Đến năm 2016, chỉ tiêu này tăng nhẹ lên 1.39 tỷ đồng, đạt 26.78 tỷ đồng. Tuy nhiên so với cơ cấu thì tỷ lệ hàng tồn kho lại giảm đi, còn lại 13.89%. Nhưng đến năm 2017, tỷ lệ này lại tăng mạnh lên chiếm 25.12% tổng tài sản ngắn hạn. Nhìn vào giá trị HTK năm này, có thể thấy giá trị tăng lên hơn gấp hai lần so với năm 2016, cụ thể mức tăng là 31 tỷ đồng, tức đạt hơn 58 tỷ đồng.
Như vậy, nhìn chung tổng thể hàng tồn kho của DN luôn chiếm khá lớn, cho thấy DN đã dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm tương đối nhiều. Mặt lợi sẽ giúp tiến trình sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn, cũng như luôn có sẵn hàng để đáp ứng cho khách hàng. Các nguyên vật liệu như latex, lò xo, bông, vải,… đều để được lâu và không bị lỗi thời. Mặc dù vậy, mặt trái là lượng hàng tồn kho quá cao sẽ gây ra ứ đọng vốn cho DN, cũng như phát sinh thêm nhiều chi phí quản lý, chi phí bảo quản hàng trong kho, vì là mặt hàng dễ cháy nên việc tồn kho nhiều cũng gây ra nhiều rủi ro cho DN, đặc biệt là mức tăng đột ngột của hàng tồn kho trong 2017…Sau khi tìm hiểu thì biết được trong năm 2017, DN dự đoán trong tương lai nguồn nguyên vật liệu có thể bị tăng giá và khan hiếm, cũng như các nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế DN sẽ mua từng đợt với số
28
lượng lớn để dự trữ trong kho, đồng thời đẩy mạnh sản xuất ra nhiều thành phẩm hơn để đáp ứng kịp thời.
Tài sản ngắn hạn khác
Năm 2015, chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác đạt khoảng 9 tỷ đồng, chiếm 5.5% trong tổng cơ cấu tài sản ngắn hạn. Đến năm 2016, chỉ tiêu này giảm đi 20%, tức đạt khoảng 7.23 tỷ đồng và tăng lên 35% so với năm 2016, đạt 9.79 tỷ đồng vào năm 2017. Cơ cấu của tài sản ngắn hạn khác trong tổng tài sản ngắn hạn không có sự chuyển dịch, tuy nhiên tỷ lệ thì có sự thay đổi nhẹ, từ 5.5% năm 2015 giảm xuống còn 3.75% năm 2016, và tăng lên là 4.24% trong năm 2017 trong cơ cấu tài sản ngắn hạn.
Nhận xét: Nhìn chung, các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất đến tài sản ngắn hạn chính là khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong đó khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, cho thấy hơn 50% tài sản ngắn hạn của DN bị chiếm dụng trong kỳ SXKD, rủi ro không thu hồi được vốn sẽ rất cao. Chiếm tỷ trọng cao thứ nhì chính là hàng tồn kho. Hàng tồn kho nhiều 1 phần giúp quá trình SXKD được diễn ra liên tục và kịp thời, tuy nhiên nếu lượng HTK quá lớn và không thật sự cần thiết dễ dàng gây ra rất nhiều rủi ro về việc ứ đọng vốn, phát sinh thêm chi phí quản lý, bảo quản hàng trong kho.
2.1.1.2. Tài sản dài hạn hạn
Biểu đổ 3.4: Cơ cấu tài sản dài hạn tại Công ty năm 2015-2017
0.96% 0.91% 1.07% 97.94% 95.48% 97.25% 1.09% 3.61% 1.68% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TSDH khác TSCĐ Phải thu DH
29
Chiếm hơn 95% trong nguồn tài sản dài hạn là chỉ tiêu tài sản cố định. Vì thế, ta sẽ chỉ tập trung tìm hiểu sự biến động của chỉ tiêu này.
Tài sản cố định
Tài sản cố định giảm kéo theo tài sản dài hạn giảm đều suốt 3 năm 2015-2017. Từ năm 2015-2017, tài sản cố định giảm 17%, tương ứng giảm khoảng 5.86 tỷ đồng. Trong đó, năm 2015 và 2016 đạt lần lượt khoảng 33.61 tỷ đồng và 30.77 tỷ đồng, tức đã giảm đi 8% trong 2 năm. Đến năm 2017, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 10% so với năm 2016, đạt khoảng 27.75 tỷ đồng. Nguyên nhân là xuyên suốt 3 năm 2015-2017, DN cũng không có mở rộng sản xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm đáng kể trang thiết bị mới mà chủ yếu đều sử dụng các máy móc, thiết bị đã có sẵn, bên cạnh đó TSCĐ đã cũ, đồng thời phương tiện vận tải, đất đều đi thuê, vì vậy đã khiến cho tổng thể tài sản cố định vẫn có xu hướng giảm.
Nhận xét chung: Từ sự phân tích về tình hình biến động của tổng tài sản qua 3 năm,
có thể thấy không có sự chuyển dịch cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. TSNH luôn chiếm hơn 80% và có xu hướng tăng (gồm chủ yếu tăng khoản phải thu, hàng tồn kho), TSDH lại có xu hướng giảm (gồm giảm TSCĐ). Về chỉ tiêu khoản phải thu và hàng tồn kho có thể thấy DN đang áp dụng chính sách nới lỏng cho khách hàng nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, để bán được nhiều hàng hơn và mua hàng về dữ trữ trong kho phòng trường hợp tăng giá, sản xuất nhiều do dự đoán nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, Công ty phải cân nhắc về các chi phí phát sinh lưu kho, rủi ro ứ đọng vốn quá nhiều, ảnh hưởng đến vòng quay vốn, giảm khả năng thanh toán của DN.
30