Bảng 3.5: Thể hiện tỷ số khả năng hoạt động của Công ty qua 3 năm 2015-2017
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1.04 0.85 0.75 BQN vòng quay Tổng Tài sản Vòng 1.24 1.43 1.33 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5.04 4.56 2.92 BQN vòng quay hàng tồn kho Vòng 9.35 11.39 6.75
Số ngày tồn kho Ngày 72.38
80.08
125.08
Vòng quay khoản phải thu Vòng 1.75 1.30 1.19 BQN vòng phải thu Vòng 20.38 29.16 40.65
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 209.15 281.39 306.83 Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng 1.27 1.01 0.86 Vòng quay tài sản cố định Vòng 5.57 5.63 6.24
(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
44
Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm 2015-2017. Cụ thể năm 2015, vòng quay tổng tài sản đạt 1.04, tức là khi đầu tư 1 đồng tài sản, DN thu lại được 1.04 đồng doanh thu. Từ năm 2015-2016, chỉ tiêu này giảm đi khoảng 17.43%, còn đạt 0.85. Nguyên nhân vì tài sản năm 2016 so với năm 2015 tăng 12.5% trong khi doanh thu lại có xu hướng giảm 7.12%, chứng tỏ trong năm này, DN bỏ ra nhiều tài sản hơn để đầu tư nhưng nguồn doanh thu đạt được lại không những không cân bằng mà còn giảm đi. Hệ số vòng quay tổng tài sản sang năm 2017 tiếp tục giảm gần 11.81%, đạt 0.75. Tuy vậy, tốc độ giảm có cải thiện hơn so với năm 2016. Bởi vì trong năm này, tổng tài sản tăng 14.3% so với năm 2016, bên cạnh doanh thu có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên cũng chỉ tăng nhẹ 0.8%. Nên xét về tổng thể thì năm 2017, DN chỉ thu được 0.75 đồng doanh thu khi đầu tư 1 đồng tài sản mà thôi, giảm đi so với năm 2016 mặc dù doanh thu nhìn chung có tăng lên.
Khi so sánh với vòng quay tổng tài sản bình quân ngành các năm 2015-2017 đạt như sau: 1.24; 1.43; 1.33. Dễ dàng nhận thấy, hệ số vòng quay tổng tài sản tại DN khá thấp, thấp hơn 0.2 lần, năm 2016 và năm 2017 thấp hơn 0.58 lần.
Tóm lại, DN qua 3 năm được đánh giá là đầu tư tài sản không hiệu quả, lý do có thể xuất phát từ việc hàng bị tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn, hoặc bán chịu quá nhiều khiến cho nguồn vốn bị chiếm dụng.
Hiệu suất sử dụng TSNH
Hệ số này có xu hướng giảm qua các năm. Từ năm 2015-2017, chỉ tiêu này giảm đi 32.29%, tức giảm đi 0.41. Năm 2016, hệ số này đạt 1.01, giảm đi 20.36% so với cùng kỳ năm trước đó và giảm tiếp 15%, tức mức giảm là 0.15 vào cùng kỳ năm tiếp theo, cụ thể là đạt 0.86 vào năm 2017. Điều này cho thấy, năm 2017, DN bỏ ra 1 đồng tài sản ngắn hạn thì sẽ thu được 0.86 đồng doanh thu. Nhìn chung, DN qua 3 năm sử dụng tài sản ngắn hạn ngày càng kém và không hiệu quả. Nguyên nhân khiến cho hệ số này ngày càng giảm là do tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn của DN luôn tăng nhiều hơn so với tỷ lệ doanh thu đạt được, đặc biệt trong năm 2016, đầu tư tài sản ngắn hạn tăng lên 17.02% trong khi mức doanh thu lại giảm đi 7.12% so với năm 2015.
45
Tỷ số vòng quay tài sản cố định luôn tăng trong 3 năm. Năm 2015, tỷ số này đạt 5.57, tương đối cao và tăng nhẹ 0.06 vào năm 2016, tức đạt 5.63. Cho thấy năm 2016, khi DN đầu tư 1đồng tài sản cố định thì thu được 5.63 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2017, tỷ số này tăng mạnh hơn, cụ thể tăng 10.9 % so với năm 2016, đạt 6.24. Tức DN sẽ thu được 6.24 đồng doanh thu thuần khi đầu tư 1 đồng tài sản cố định. Nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định ngày càng tăng là do trong nhiều năm nay DN không có sự đầu tư mạnh vào trang thiệt bị, máy móc và các loại tài sản này hầu như đã có tuổi thọ từ lâu đời.
Vòng quay hàng tồn kho và ngày tồn kho bình quân
Qua 3 năm, chỉ tiêu hệ số vòng quay hàng tồn kho của DN khá ít và có xu hướng giảm dần. Năm 2015, hệ số vòng quay hàng tồn kho đạt 5.04, nghĩa là để đạt được mức danh thu khoảng 195 tỷ đồng thì hàng tồn kho cần quay 5.04 vòng, đồng thời ngày tồn kho bình quân trong năm là 72.38 ngày.
Số vòng quay hàng tồn kho giảm đi 0.49 vòng trong năm 2016, đạt 4.56. Và ngày tồn kho cũng theo đó tăng lên, đạt 80.08 ngày. Tỷ số này tiếp tục giảm mạnh trong năm 2017, giảm tới gần 36 %, đạt 2.92. Cho thấy trong kỳ hàng tồn kho đã quay được 2.92 vòng. Ngày tồn kho tăng thêm 45 ngày so với năm 2016, là 125.08 ngày. Đây là một dấu hiệu không tốt, hàng tồn kho bị tích trữ quá nhiều trong năm 2017, gây ứ đọng vốn lớn.
So với các tỷ số bình quân ngành, ta cũng dễ dàng nhận thấy số vòng quay hàng tồn kho của DN thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành khác. Cụ thể năm 2015, bình quân ngành đạt 6.35, nhiều hơn 4.31 vòng so với DN. Năm 2016 khoảng cách này càng bị giãn ra khi bình quân ngành đạt 11.39, nhiều hơn 6.83 vòng. Và sang năm 2017 thì nhiều hơn 4.62 vòng, tức đạt 6.75. Nguyên nhân của việc này là do ngành sản xuất nguyên phụ liệu của nước ta vẫn còn hạn chế, đồng thời không đáp ứng được chất lượng mà DN cần nên công ty chủ yếu nhập nhẩu từ nước ngoài, mà các đợt nhập là từ 2-3 tháng mua một lần. Vì vậy, tồn kho bình quân hàng của công ty luôn cao hơn bình quân ngành.
46
Tóm lại, qua chỉ số các năm có thể nhận thấy công ty đã quản trị hàng tồn kho không được hiệu quả, đặc biệt là trong năm 2017, mặc dù vẫn có một số lợi ích và nguyên nhân đưa ra khi phân tích lượng HTK. Vòng quay hàng tồn kho ngày càng giảm càng cho thấy DN bán hàng ngày càng chậm và hàng cũng bị tồn đọng khá nhiều. Hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều là có lý do, tuy nhiên cũng nên nằm trong mức hợp lý, hạn chế tối đa rủi ro trong việc huy động vốn cũng như phát sinh các chi phí liên quan về lâu dài.
Vòng quay khoản phải thu và ngày thu tiền bình quân
Vòng quay khoản phải thu 3 năm của DN rất thấp, và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2015, số vòng quay đạt 1.75, với số ngày thu tiền bình quân là 209.15 ngày. Năm 2016, số vòng quay giảm 25.67%, tức đạt 1.3 và sau 281.39 ngày sẽ thu được tiền. Năm 2017, số ngày thu tiền tăng lên 306.83 ngày và tỷ số vòng quay khoản phải thu tại DN giảm nhẹ còn 1.19.
So với các DN cùng ngành trên thị trường thì bình quân ngành các năm có xu hướng tăng mạnh và luôn cao hơn so với DN. Cụ thể năm 2015 đạt 20.38, năm 2016 đạt 29.16 và năm 2017 là 40.65. Số vòng khoản phải thu bình quân ngành trong 1 kỳ luôn quay được trên 20 vòng, trong khi tại DN thì tỷ số qua 3 năm cũng chưa đạt 2 vòng. Điều này chứng tỏ, DN ngày càng nới lỏng chính sách bán chịu, đồng thời thời gian thu hồi được nợ là rất lâu, gây ra rất nhiều rủi ro khi khách hàng không thanh toán, hay vốn bị chiếm dụng quá lâu, làm kém hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là so với các đối thủ trong ngành.