Biểu đồ 3.13: Thể hiện khả năng sinh lời của Công ty qua 3 năm 2015-2017
Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS)
Năm 2015: Tỷ lệ ROS đạt 11.28%, tức cứ đạt được 100 đồng doanh thu thì DN có được 11.28 đồng LNST.
Năm 2016: Tỷ lệ ROS đạt 11.44%, tăng nhẹ 0.16% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lên của các khoản chi phí thấp hơn tốc độ tăng của các khoản doanh thu, mà cụ thể là DN được hưởng 1 khoản lãi tỷ giá lớn, làm cho LNST giảm nhẹ hơn, đạt 6%, trong khi Doanh thu thuần giảm 7% . Tỷ số tăng nhẹ, nhưng không chứng minh được DN quản lý chi phí tốt, mà đến từ sự may mắn về tỷ giá nhiều hơn.
Đến 2017, DN giảm xuống chỉ đạt được 6.58 đồng LNST khi có 100 đồng DT, tương ứng giảm 4.86 %. Dựa vào BCKQ HĐKD, DT thuần của DN có tăng nhẹ 1%, tuy nhiên LNST lại giảm đến 41%, lý do chính là vì DN đã không được may mắn hưởng khoản lãi tỷ giá như năm 2016.
Tỷ lệ cao hơn so với chỉ số bình quân ngành suốt năm 2015, 2016, và đến năm 2017, tỷ lệ ROS của DN bị sụt giảm mạnh, đồng thời thấp hơn so với bình quân ngành. Trong đó tỷ suất bình quân ngành lần lượt là 7.64%; 7.09%; 8.02%. Nhìn chung, có
11.28% 11.44% 6.58% 11.68% 9.78% 4.96% 34.47% 26.08% 12.53% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
50
thể thấy kinh doanh thực sự chưa hiệu quả, khả năng quản lý chi phí của DN chưa được tốt từ năm 2016.
Tỷ suất LNST trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất ROA của DN không được ổn định và có xu hướng đi xuống qua 3 năm 2015- 2017.
Tỷ số ROA năm 2015 phản ánh 100 đồng tài sản tạo ra 11.68 đồng LNST. Đến 2016, tỷ số giảm 1.9 %, tức tạo ra 9.78 đồng LNST từ 100 đồng tài sản. Đặc biệt đến năm 2017, tỷ số này giảm tới 4.82% so với năm 2016. Nguyên nhân năm 2017 có sự giảm mạnh tỷ số như vậy là do tốc độ giảm LNST quá cao, giảm tới 42% kể từ năm 2016, trong khi đó, bình quân tổng tài sản tăng 14%.
Khi so sánh với ROA bình quân ngành trong 3 năm 2015-2016-2017 lần lượt là 8.24%, 8.49% và 8.89%, tỷ suất của DN được xem bị giảm khá nhiều, năm 2015- 2016, tỷ suất luôn lớn hơn bình quân ngành, nhưng đến năm 2017 thì tỷ suất giảm chỉ bằng ½ của bình quân ngành. Cho thấy việc sử dụng tài sản của DN ngày càng kém đi. DN cần xem xét và điều chỉnh lại hàng tồn kho bằng cách cắt giảm hàng tồn kết hợp với tăng cường công tác thu hồi, siết chặt chính sách bán chịu đối với khoản phải thu khách hàng nhằm sử dụng hiệu quả tài sản hơn trong tương lai.
Tỷ suất LNST trên VCSH (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có sự biến động và giảm rõ rệt qua các năm.
Năm 2015: Tỷ suất ROE của DN đạt 34.47%, hay thể hiện DN thu được 34.47 đồng LNST khi bỏ ra 100 đồng vốn. Đến năm 2016 LNST giảm 8.39% so với 2015, tương ứng đạt 26.08%. Đồng thời khi so với bình quân ngành, 2 năm 2015-2016: 15.87% và 17.09%, tỷ số ROE của DN đều lớn hơn, cho thấy nguồn vốn trong 2 năm này được sử dụng 1 cách hiệu quả.
Từ 2016-2017: Tỷ suất ROE còn 12.53%, giảm gần 13.55% và thấp hơn so với bình quân ngành năm 2017: 17.83%. Rõ ràng trong cùng ngành, các DN đang tận dụng rất tốt nguồn vốn của mình, và ngày một hiệu quả hơn thì DN đang dần mất đà và tận dụng nguồn vốn bị kém đi. Nguyên nhân khiến ROE thay đổi nhiều là do bình quân
51
VCSH tăng mạnh 50% so với năm 2016 trong khi LNST không tăng lên mà lại giảm đi tới 45%.