Mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc là một phạm trù rất rộng tuy nhiên, mang ý nghĩa rất thiết thực đối với doanh nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng trong công việc thì từ đó họ không nhưng hăng hái làm việc mang lại hiệu quả cao, tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp có chỗ
16
đứng bền vững trong hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hiểu được tầm quan trọng đó các nhà nghiêm cứu đã đi sâu vào nghiên cứu và đưa các quan điểm của mình như sau:
Theo Vroom (1967), sự thỏa mãn của nhân viên là sự phản ứng của nhân viên đối với vai trò của họ trong công việc. Sự thỏa mãn của nhân viên cũng có thể được xem như là sự kết hợp từ nhiều yếu tố cảm tính có liên quan đến cách cư xử trong công việc. Nếu một nhân viên nhận thức được giá trị của họ trong công việc, nhân viên đó sẽ có những thái độ tích cực đối với công việc và đạt được sự hài lòng trong công việc (Mc Cormic và Tiffin, 1974).
Tương tự như vậy, Locke và Lathan (1990) đã đưa ra một định nghĩa toàn diện về sự thỏa mãn của nhân viên – là trạng thái cảm xúc mang tính tích cực hoặc làm vừa lòng, có được từ kết quả của đánh giá công việc của nhân viên. Khi nhân viên nhận thức được công việc của họ sẽ tạo ra các kết quả quan trọng thì họ sẽ cảm thấy thỏa mãn, như vậy mức độ thỏa mãn tùy thuộc vào mức độ tạo ra được các kết quả quan trọng đó, theo đó Cranny, Smith, & Stone (1992) và Robbins (2003) cũng đã nêu ra định nghĩa sự thỏa mãn của nhân viên là khoảng cách khác nhau giữa những gì mà nhân viên nhận được so với những gì mà họ tin là họ sẽ nhận được. Như vậy, khoảng cách này càng lớn thì sự thỏa mãn của nhân viên càng thấp.
Đơn giản hơn, sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc có thể được định nghĩa như là một phương pháp mô tả sự hạnh phúc của một cá nhân đối với công việc của họ như thế nào. Một nhân viên càng hạnh phúc trong công việc thì nhân viên đó càng đạt được sự thỏa mãn. Nếu nhân viên càng thỏa mãn trong công việc, nhân viên đó sẽ có một trạng thái tích cực và có mong muốn hoàn thành tốt công việc của mình (Davis, 1988).