THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp việt nam – singapore ii (Trang 44)

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích khám phá ra những yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II đã được đưa ra trong mô hình nghiên cứu, đồng thời kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ và khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo. Từ đó bổ sung, điều chỉnh hoặc loại bỏ các biến trong thang đo lý thuyết cho phù hợp với thực tế tại khu công nghiệp VSIP II.

Cách thức thực hiện: Học viên tiến hành thảo luận nhóm với một số nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II. Nghiên cứu được tiến hành như sau:

Thời gian và địa điểm: Vào lúc 8h ngày 10/08/2020 tại phòng họp Cục thuế tỉnh Bình Dương, địa chỉ 328 Đại lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đối tượng thảo luận nhóm: 10 đại diện pháp lý của doanh nghiệp đang đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II_Phụ lục 01.

Mục tiêu: Nêu ý kiến để điều chỉnh các khái niệm nghiên cứu, các thang đo cũng như các biến quan sát của mô hình nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn

34 tại khu công nghiệp VSIP II.

3.2.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp đến doanh nghiệp đang đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 01/09/2020 đến tháng 30/09/2020.

Tác giả và cộng tác viên gặp gỡ trực tiếp từng doanh nghiệp đang đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Mục tiêu của cuộc khảo sát là thu thập chính xác các thông tin trong mỗi câu hỏi để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Các thông tin thu nhận được sẽ chính là dữ liệu của nghiên cứu vì thế trong suốt quá trình khảo sát tác giả và cộng tác viên đã hỏi và giải thích rất kỹ từng câu hỏi cho doanh nghiệp để đảm bảo thông tin thu nhận được trên mỗi câu hỏi là đúng nhất có thể. Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ bị sẽ loại để kết quả phân tích không bị sai lệch.

3.2.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo

Tác giả xây dựng thang đo cho nghiên cứu này dựa trên thang đo Servperf (Servperf là một trong các thang đo có độ tin cậy cao được dùng để đo lường chất lượng các loại dịch vụ khác nhau). Trong nghiên cứu này, tác giả dùng thang đo Servperf để đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. Các biến quan sát trong phiếu khảo sát được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm để đo lường mức độ hài lòng của các nhà đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II được quy ước như sau:

(1) Rất không hài lòng (2) Không hài lòng (3) Bình thường (4) Hài lòng (5) Rất hài lòng

Trong bảng câu hỏi, tác giả sử dụng thang đo định danh (Nominal) để xác định các biến loại hình của doanh nghiệp; ngành nghề hoạt động của doanh

35

nghiệp; giới tính; quốc tịch; của các nhà đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II được tham gia khảo sát trong nghiên cứu này. Sử dụng thang đo thứ bậc (Ordinal) để xác định số lượng nhân viên trong doanh nghiệp của người được khảo sát.

Trong phiếu khảo sát này, tác giả xây dựng thành 8 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc; 8 biến độc lập được phân thành 32 biến quan sát. Cụ thể tác giả phân như sau: Nhân tố Nguồn nhân lực gồm 4 biến quan sát, Nhân tố Cơ sở hạ tầng đầu tư gồm 4 biến quan sát, Nhân tố Môi trường sống và làm việc gồm 4 biến quan sát, Nhân tố Chế độ chính sách đầu tư gồm 4 biến quan sát, Nhân tố Chất lượng dịch vụ công gồm 4 biến quan sát, Nhân tố Thương hiệu địa phương gồm 4 biến quan sát; Nhân tố Lợi thế ngành đầu tư gồm 4 biến quan sát; Nhân tố Chi phí đầu vào cạnh tranh gồm 4 biến quan sát. Nhân tố phụ thuộc để đánh giá Sự hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VISIP II gồm 8 biến quan sát và được mã hóa cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Bảng mã hóa, cấu trúc câu hỏi và thang đo

TT Khái niệm Mã hóa Thang đo

Phần I: Các nhân tố độc lập

Cơ sở hạ tầng đầu tư

1 Hệ thống cấp điện CSH1 Likert

2 Hệ thống cấp, thoát nước CSH2 Likert

3 Thông tin liên lạc (điện thoại, internet,…) CSH3 Likert

4 Giao thông thuận lợi CSH4 Likert

Chế độ chính sách đầu tư

1 Lãnh đạo địa phương CSD1 Likert

2 Văn bản về pháp luật CSD2 Likert

3 Chính sách đầu tư CSD3 Likert

4 Hệ thống thuế rõ ràng CSD4 Likert

Môi trường sống và làm việc

1 Hệ thống trường học MTS1 Likert

2 Hệ thống y tế MTS2 Likert

3 Môi trường MTS3 Likert

4 Điểm vui chơi giải trí MTS4 Likert

Lợi thế ngành đầu tư

1 Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất LTD1 Likert 2 Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính LTD2 Likert

36

4 Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính LTD4 Likert

Chất lượng dịch vụ công

1 Thủ tục hành chính DVC1 Likert

2 Chính quyền địa phương DVC2 Likert

3 Thủ tục hải quan DVC3 Likert

4 Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại DVC4 Likert

Thương hiệu địa phương

1 Thương hiệu ấn tượng THD1 Likert

2 KCN VSIP II là điểm đến của các nhà đầu tư THD2 Likert 3 Có nhiều nhà đầu tư thành công tại KCN VSIP II THD3 Likert 4 Tôi đầu tư vào KCN VSIP II vì lý do cá nhân THD4 Likert

Nguồn nhân lực

1 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu NNL1 Likert

2 Nguồn lao động phổ thông NNL2 Likert

3 Lao động có kỹ thuật cao NNL3 Likert

4 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động

NNL4 Likert

Chi phí đầu vào cạnh tranh

1 Giá thuê đất CPC1 Likert

2 Chi phí lao động CPC2 Likert

3 Giá điện, giá nước, cước vận tải CPC3 Likert

4 Giá dịch vụ thông tin liên lạc CPC4 Likert

Phần II: Nhân tố phụ thuộc

1 Nguồn nhân lực SAT1 Likert

2 Cơ sở hạ tầng đầu tư SAT2 Likert

3 Môi trường sống và làm việc SAT3 Likert

4 Chế độ chính sách đầu tư SAT4 Likert

5 Chất lượng dịch vụ công SAT5 Likert

6 Thương hiệu địa phương SAT6 Likert

7 Lợi thế ngành đầu tư SAT7 Likert

8 Chi phí đầu vào cạnh tranh SAT8 Likert

Phần III: Thông tin Doanh nghiệp

1 Loại hình của doanh nghiệp TTD1 Định danh

2 Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp TTD2 Định danh 3 Số lượng nhân viên trong doanh nghiệp TTD3 Thứ bậc

Phần IV: Thông tin về người được khảo sát

1 Giới tính TTC1 Định danh

2 Quốc tịch TTC2 Định danh

3 Số lượng nhân viên dưới quyền TTC3 Thứ bậc

37

3.2.4 Quy mô và cách chọn mẫu

Đối tượng khảo sát: Là toàn bộ doanh nghiệp đang đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II.

Phương thức lấy mẫu: chọn mẫu phi xác xuất (không ngẫu nhiên), thuận tiện (Saunders Mark et al., 2007).

Quy mô chọn mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát. Đề tài có 32 biến quan sát, vậy ta tính được số mẫu như sau:

n ≥ Số biến quan sát * 5 = 32*5= 160. Đề đảm bảo tính chính xác của số liệu và việc thu hồi phiếu khảo sát trong quá trình điều tra học viên chọn kích thước mẫu là 170 mẫu.

Quy trình khảo sát: được thực hiện thông bảng câu hỏi được gửi cho đại diện pháp lý của doanh nghiệp đang đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II.

3.2.5 Thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu tác giả tiến hành phát trực tiếp bảng hỏi đến doanh nghiệp đang đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Thông tin về mẫu thu thập: có 170 bảng hỏi được phát ra, thu về 170 bảng hỏi. Sau khi đã loại bỏ các bảng hỏi không hợp lệ do không điền đủ thông tin, trả lời từ trên xuống dưới giống nhau,... thì còn lại 169 bảng hỏi hợp lệ (đạt tỉ lệ 99,41%).

3.2.6 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.2.6.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Croncbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha dùng để kiểm định về mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau, dùng để loại biến không phù hợp ra khỏi thang đo. Các biến số có hệ số tương quan biến tổng (item-total Correlation) >= 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha >= 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận về mặt độ tin cậy (Hair et al, 2006).

38

3.2.6.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố EFA được sử dụng với mục đích chính là rút gọn một tập gồm k biến quan sát thành một tập có số biến quan sát nhỏ hơn hoặc bằng k các biến quan sát có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính giữa của các nhân tố (thang đo) với các biến quan sát. Trong phân tích để đánh giá các thang đo, đó là ma trận các trọng số nhân tố (factor pattern matrix) và ma trận các hệ số tương quan (factor stucture matrix). Có rất nhiều phép trích nhân tố như Gorsuch (1983) liệt kê một mẫu gồm 19 phép trích. Một số phép trích thông dụng có thể kể tên là Principal Components, Maximum Likelihood, Least-Squares, Alpha Factoring, Imagen Factoring, Principal Axis Factoring. Để chọn được số lượng nhân tố cần trích người ta có đưa ra một số phương pháp thường được sử dụng là: (1) tiêu chí eigen value, (2) tiêu chí điểm gãy (scree test criterion; Cattell, 1966) và (3) xác định trước số lượng nhân tố. Việc sử dụng một hay nhiều phương pháp để xác định số lượng nhân tố hay có sự kết hợp các phương pháp với nhau là tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu để có cách phù hợp nhất (Hair et al, 2006).

Tóm tắt Chương 3

Trong chương này tác giả đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu gồm thiết kế và xây dựng thang đo, quy cách chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý số liệu gồm kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha và phân tích EFA.

39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VSIP II NGHIỆP VSIP II

4.1.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Nằm ngay trung tâm tam giác kinh tế phía Nam - vùng kinh tế năng động nhất cả nước, kết nối thuận tiện với các khu công nghiệp, cảng biển và sân bay quốc tế. Bình Dương nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia và là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ. Đến nay, tỉnh Bình Dương cơ bản đã trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều thành tựu nổi bật về đổi mới và hội nhập quốc tế.

Địa giới hành chính của tỉnh thì phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ) và dân số hơn 2.400.000 người. Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 45 phường, 04 thị trấn).

Bình Dương là tỉnh duy nhất tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để được công nhận là thành phố thông minh luôn năng động và sáng tạo. Hiện nay, tỉnh Bình Dương ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, Logistics, các dịch vụ hỗ trợ phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Tỉnh luôn đẩy mạnh, thu hút vốn đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích hơn 13.600 ha. Trong đó, Thành phố Dĩ An có 06 khu, có diện tích

40

854,1 ha; Thành phố Thuận An có 03 khu với diện tích 694,18 ha; thị xã Bến Cát có 9 khu với diện tích 4.112,93 ha; huyện Tân Uyên có 3 khu với diện tích 1.839,84 ha và Thành phố Thủ Dầu Một có 7 khu (thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương) với diện tích 1.730,91 ha. Đặc biệt, trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP I, VSIP II, Mỹ Phước, Đồng An,... Bằng những chính sách phù hợp, tính đến cuối năm 2018, Bình Dương đã thu hút được 3.509 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 32 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, trên 36.379 doanh nghiệp trong nước, với vốn đăng ký hơn 296.898 tỷ đồng. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là "Thành phố mới Bình Dương" với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.

Tính đến hết năm 2019, tỉnh Bình Dương đứng thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt hơn 3,073 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 119,57% so với chỉ tiêu năm 2019. Xếp thứ tư về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Đứng thứ 18 về tốc độ tăng trưởng GRDP cả nước (đạt 9,01%). Đến nay tỉnh hiện còn 3.755 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 34,23 tỷ USD; trong đó, quy mô trung bình dự án khoảng 9,11 triệu USD. Hiện nay có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương đứng đầu là Nhật Bản có 314 dự án với tổng vốn đăng ký 5,61 tỷ USD (chiếm 16,4% ); Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 2 với 837 dự án, tổng vốn đăng ký 5,42 tỷ USD (chiếm 15,9%); Singapore đứng thứ 3 với 241 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 4,14 tỷ USD (chiếm 12,1%). Cũng năm 2019, kim ngạch xuất - nhập khẩu duy trì tăng trưởng, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo hướng tăng các sản phẩm chế tạo, chế biến, hàng nông sản sang các thị trường như: Hoa Kì, Châu Âu,... Ngoài ra các doanh nghiệp còn tiếp cận, phát triển một số thị trường mới như: Cuba, Mexico,... và đến nay sản phẩm xuất khẩu của tỉnh

41

đã có mặt hầu hết tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ (781 triệu đô la Mỹ), tăng 15,6% (năm 2018 tăng 9,7%,). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20 tỷ 795 triệu đô la Mỹ (tăng 10,6%). Thặng dư thương mại của tỉnh năm 2019 đạt gần 07 tỷ đô la Mỹ. Theo thống kê cuối năm 2019 của tỉnh, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 114.669 tỷ đồng, tăng 15,8% (năm 2018 tăng 12,2), trong đó: vốn nhà nước tăng 15,2% (chiếm 16,3%), vốn ngoài nhà nước tăng 21,4% (chiếm 35,5%) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 12,1% (chiếm 48,3%).

Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng phát triển của tỉnh đã đạt được thì vẫn chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của tỉnh như: cần khai thác, mở rộng và phát triển thêm các khu công nghiệp ở vùng đất còn lại để thu hút nhiều vốn đầu tư hơn; hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm phải ngày càng được

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp việt nam – singapore ii (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)