Bảng 4.17: KMO và kiểm định Bartlett nhóm nhân tố sự hài lòng
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,656
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 159,042
df 28
Sig. ,000
[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]
Theo bảng kết quả tại bảng 4.17 ta thấy, hệ số Sig=0,000, rất nhỏ so với mức ý nghĩa là 5% cho thấy các biến các mối tương quan với nhau. Đồng thời hệ số KMO=0,656>0,5 tức là tức là các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố là thích hợp.
60
4.3 Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II
Kết quả xử lý số liệu thu được như sau:
Bảng 4.18: Mô hình hồi quy
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) ,611 ,316 1,934 ,055 X1 ,533 ,054 ,647 9,888 ,000 ,672 1,488 X2 ,043 ,053 ,049 ,820 ,413 ,793 1,261 X3 ,089 ,045 ,126 1,981 ,049 ,715 1,399 X4 ,079 ,037 ,126 2,144 ,034 ,832 1,201 X5 ,091 ,040 ,142 2,244 ,026 ,715 1,398 X6 -,128 ,043 -,173 -2,993 ,003 ,862 1,160 X7 ,014 ,031 ,025 ,440 ,660 ,864 1,157 a. Dependent Variable: Y
[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]
Theo kết quả tại bảng 4.18 biến độc lập nào có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0.05 sẽ bị loại, biến X2 (Môi trường sống) và biến X7 (Chi phí đầu vào cạnh tranh) có Sig lần lượt là 0,413 và 0,660 đều lớn hơn 0,05 nên sẽ bị loại. Ta cũng thấy rằng yếu tố X6 (Chất lượng dịch vụ công) tác động ngịch biến với sự hài lòng của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, qua các chỉ số VIF của các yếu tố ta cũng thấy được không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố.
Như vậy với kết quả phân tích hồi quy như bảng 4.18 cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II theo thứ tự giảm dần là: X1: Thương hiệu địa phương => X5: Chính sách đầu tư => X4: Cơ sở hạ tầng => X3: Nguồn nhân lực => X6: Chất lượng dịch vụ công. Từ kết quả này ta có mô hình hồi quy như sau:
SAT = 0,647*X1 + 0,142*X5 + 0,126*X4 + 0,126*X3 – 0,173*X6 + 0,483
61
Sự hài lòng của các nhà đầu tư = 0,647*Thương hiệu địa phương + 0.142*Chính sách đầu tư + 0,126*Cơ sở hạ tầng + 0,126*Nguồn nhân lực – 0,173*Chất lượng dịch vụ công + 0,483
Kiểm định các giả thuyết của mô hình đưa ra. Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Hệ số β
H1: Nguồn nhân lực có tác động đồng biến đến sự hài
lòng của nhà đầu tư. 0,126
H2: Cơ sở hạ tầng có tác động đồng biến đến sự hài lòng
của nhà đầu tư 0,126
H4: Chế độ chính sách đầu tư có tác động đồng biến đến
sự hài lòng của nhà đầu tư. 0,142
H5: Chất lượng dịch vụ công” có tác động nghịch biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư (Khác với giả thuyết ban đầu)
-0,173
H6: Thương hiệu địa phương có tác động đồng biến đến
62
Hình 4.4: Mô hình hiệu chỉnh Bảng 4.20: Mô hình tổng thể
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 ,733a ,537 ,517 ,42430 1,694
a. Predictors: (Constant), X7, X6, X2, X4, X3, X5, X1 b. Dependent Variable: Y
[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]
Nhìn vào bảng 4.20 ta thấy mô hình đưa ra tương đối phù hợp với hệ số R2 là 0,537 và hệ số R2
hiệu chỉnh là 0,517 có ý nghĩa là mô hình giải thích được 51.70% cho tổng thể về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư. Hệ số Durbin-Watson dùng để kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi bậc 1 cho thấy mô hình không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính vì đạt giá trị 1,694.
Thương hiệu địa phương Chất lượng dịch vụ công Chính sách đầu tư Cơ sở hạ tầng Nguồn nhân lực Sự hài lòng của nhà đầu tư
63
Bảng 4.21: Bảng phân tích phương sai ANOVA
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 33,609 7 4,801 26,669 ,000b Residual 28,985 161 ,180 Total 62,594 168 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), X7, X6, X2, X4, X3, X5, X1
[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]
Dựa vào bảng 4.21 với giá trị Sig. = 0.000 là rất nhỏ, có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể, các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, khi một biến độc lập thay đổi trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi thì biến phụ thuộc sẽ thay đổi.
4.4 Đánh giá sự khác biệt về sự hài lòng của các nhà đầu tư theo các đặc điểm cá nhân điểm cá nhân
4.4.1 Đánh giá sự khác biệt về giới tính
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Independent T- Test theo giới tính
TTC1 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Y Nam 151 2,4172 ,62498 ,05086
Nữ 18 2,2014 ,43753 ,10313
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Y Equal variances assumed 3,982 ,048 1,422 167 ,157 ,21583 ,15174 -,08375 ,51541 Equal variances not assumed 1,877 26,101 ,072 ,21583 ,11499 -,02048 ,45214
64
Qua kết quả từ bảng 4.22, ta thấy được giá trị sig Levene's Test nhỏ hơn 0.05 tức là phương sai giữa hai giới tính là khác nhau. Bên cạnh đó, giá trị sig T- Test=0,072>0,05, điều này nói lên rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những đáp viên có giới tính khác nhau.
4.4.2 Đánh giá sự khác biệt về quốc tịch
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Independent T- Test theo quốc tịch
TTC1 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Y Việt Nam 113 2,3816 ,60014 ,05646
Khác 56 2,4196 ,63534 ,08490
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Y Equal variances assumed ,200 ,655 -,380 167 ,704 -,03801 ,10001 -,23545 ,15943 Equal variances not assumed -,373 104,373 ,710 -,03801 ,10196 -,24018 ,16417
[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]
Qua kết quả từ bảng 4.23, ta thấy được trong kiểm định Levene's Test có giá trị sig T-Test =0.710>0.05 tức là cho thấy không có sự khác biệt về phương sai đối với sự hài lòng của các nhà đầu tư giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó kết quả kiểm định ở phần giả định phương sai bằng nhau có t=0.934>0,05, điều này nói lên rằng không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo kết quả giá trị trung bình có thể kết luận rằng sự hài lòng của các nhà đầu tư là như nhau, không có sự khác biệt về quốc tịch khác nhau thì có sự hài lòng khác nhau.
65
Tóm tắt Chương 4
Trong chương này tác giả đã dựa trên mô hình nghiên cứu, cũng như các giả thuyết ở Chương 2 và phương pháp nghiên cứu ở Chương 3 để thực hiện việc kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích phân tố khám phá EFA đạt được độ tin cậy phù hợp với các tiêu chuẩn nghiên cứu. Dựa trên kết quả thu được từ nghiên cứu tác giả sẽ thảo luận đưa ra ý kiến ứng dụng kết quả vào thực tiễn. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II sẽ được trình bày trong chương 5.
66
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP VSIP II
5.1 Định hướng và mục tiêu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương tỉnh Bình Dương
Bình Dương với nhiều lợi thế để phát triển đa dạng các ngành kinh tế, là khu vực chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, giao lưu kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xét trên phương diện là địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn, trong thời gian tới Bình Dương xác định rõ tư thế chủ động trong thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp theo hướng thu hút vào các lĩnh vực trọng tâm là dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao. Định hướng này phải được xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu địa phương và mong muốn của nhà đầu tư để tìm tiếng nói chung. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để hướng dòng vốn đầu tư vào các trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh mang tính khả thi cao.
Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp liên hoàn, tạo sức lan tỏa để phát triển ngành công nghiệp của toàn tỉnh; xây dựng và phát triển các khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; đẩy mạnh thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người lao động, đảm bảo an ninh - trật trự, giải quyết tốt các vấn đề môi trường, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
5.2 Hàm ý quản trị
Mức độ tác động của từng yếu tố được thể hiện qua hệ số beta của các nhân tố trong phương trình hồi quy giúp cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo thấy được mình nên tác động vào nhân tố nào để cải thiện mức độ hài lòng của các nhà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II:
67
5.2.1 Nâng cao “Thương hiệu địa phương”
Nhân tố “Thương hiệu địa phương” tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của các nhà đầu tư. Hệ số Beta= 0,647. Tác giả đề xuất:
Các nhà quản lý, nhà lãnh đạo cần quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với từng đối tượng, từng dự án khi kêu gọi đầu tư, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, đồng thời phải được triển khai đồng bộ các biện pháp xúc tiến với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành. Cần quan tâm củng cố các điều kiện cần thiết và lực lượng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Thực hiện và triển khai các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể với mục tiêu hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao. Về ngành lĩnh vực, cần tập trung vận động đầu tư vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử..., cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại, các diễn đàn quốc tế, và các cuộc hội thảo về hợp tác đầu tư trong nước và ngoài nước. Tỉnh Bình Dương cần chú trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn có năng lực tài chính, tiến tới xóa bỏ tình trạng thu hút các nhà đầu tư thiếu năng lực hay trung gian môi giới. Mặt khác, để nâng cao thương hiệu địa phương thì tỉnh Bình Dương luôn chú ý đến đặc điểm của từng đối tác, việc quan hệ chính phủ, cá nhân nguyên thủ quốc gia có tác dụng quan trọng trong việc khai thông mở đường cho hoạt động của các nhà đầu tư. Ngoài ra cần xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa hình thức gia công, lắp ráp, nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Tăng cường, nâng cao nhận thức về định vị của địa phương trong khu vực, cấp quốc gia và phạm vi toàn cầu;
Gỡ bỏ các quan niệm cố hữu bất lợi liên quan đến địa phương và làm cho nó thêm hấp dẫn;
68
Xây dựng một hình ảnh nhất quán về địa phương;
Tạo ra một tầm nhìn chung cho tương lai của cộng đồng và tiềm năng của địa phương;
5.2.2 Đẩy mạnh yếu tố “Chính sách đầu tư”
Nhân tố “Chính sách đầu tư” tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của các nhà đầu tư. Hệ số Beta= 0,142. Tác giả đề xuất:
Đẩy mạnh thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi bao gồm các khu chức năng, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng vớicác chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế đăng ký, quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâmđầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần chú ý điều chỉnh thỏa đáng các chính sách để thu hút đầu tư doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh việc liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quan tâm đến chính sách ưu đãi, đãi ngộ đối với người Việt Nam định cư ởnước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện dự án đầu tư vào thành phố và đồng thời khuyến kích các nhà đầu tư trong nước.
Tập trung nghiên cứu và ban hành một quyết định chung về các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, phù hợp với pháp luật và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Chính sáchkhuyến khích đầu tư mới cần tập trung kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương; banhành danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp VSIP II nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung để vừa thu hút được doanh nghiệp chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh và vừa hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và an toàn về tài chính.
Để thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút là rất cần thiết. Việc kết hợp chặt chẽ các chính sách với nhau sẽ tạo ra một thế kiềng ba chân vững chắc, bao gồm chính sách đầu tư vào khu công
69
nghiệp với các chính sách điều chỉnh khác như chính sách đầu tư chung, chính sách khu công nghiệp theo hướng hình thành cụm công nghiệp có tính chuyên môn hóa, chính sách phát triển kinh tế vùng. Việc xây dựng các chính sách này dựa trên nguyên tắc tiếp cận một cách tổng thể nhằm tạo tín hiệu chung để thu hút vốn đầu tư vào đúng ngành, lĩnh vực khuyến khích phát triển. Các địa phương cần xem xét để không thu hút các ngành nghề giống nhau, thiếu sự phối hợp và bổ sung cho nhau giữa các ngành dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan nhưng thiếu chuyên môn hóa, thiên lệch giữa các vùng, các địa phương.
Đẩy mạnh thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi bao gồm các khu chức năng, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế đăng ký, quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt