Xây dựng các tiêu chí đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp việt nam – singapore ii (Trang 29 - 35)

Dựa trên những yếu tố trong thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp tác giả xây dựng các tiêu chí để đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư như sau:

Cơ sở hạ tầng

Tập trung phát triển kết cầu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Khi xây dựng các tiêu chí đo lường cho nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng tác giả chủ yếu hướng tới chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định của các nhà đầu tư. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác…) là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu công nghiệp là quan trọng nhưng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu công nghiệp, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu công nghiệp. Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường, cầu, cống, kho, bến bãi,... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn,.... Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến.

19

hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa,... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.

Chế độ chính sách đầu tư

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi đầu tư tại Việt Nam các nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư sau:

- Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nhà nước Việt Nam đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

- Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.

- Nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Nhà nước Việt Nam khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.

Việc Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế tại Việt Nam được quy định như sau:

- Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

20

- Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Đầu tư thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

- Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Môi trường sống và làm việc

Môi trường sống và làm việc bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước,...

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không

21

khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Lợi thế ngành đầu tư

Theo quyết định phê duyệt đề án ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao giai đoạn 2013-2020 của Thủ tướng chính phủ mà Bộ Công thương đã hoàn thành đến dự thảo lần hai, Bộ Công thương nêu 7 tiêu chí được coi là ngành có lợi thế cạnh tranh và được hỗ trợ lớn.

Đó là các ngành có thâm dụng lao động; ngành sử dụng tài nguyên, nguyên liệu có sẵn trong nước; ngành được hưởng lợi nhờ chính sách phát triển lĩnh vực, chính sách hội nhập, cam kết mở rộng thị trường; ngành còn có dư địa đầu tư lớn; ngành có thị trường xuất khẩu tốt hoặc có nhu cầu trong nước lớn; ngành có công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ liên quan mà trong nước phát triển được; ngành có công nghệ trong nước phát triển, chú trọng phát triển kinh tế xanh. Theo Bộ Công thương, các ngành, lĩnh vực nào đáp ứng cả 7 tiêu chí trên hoặc đa số các tiêu chí thì được lựa chọn là ngành có lợi thế cạnh tranh cao giai đoạn 2013-2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề án do Bộ Công thương soạn thảo đề nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thêm với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, áp dụng trong 10 năm. Đồng thời, doanh nghiệp thuộc diện có lợi thế sẽ được ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi ODA, ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, hỗ trợ xây dựng thương hiệu,...

Chất lượng dịch vụ công

Thuật ngữ dịch vụ công (public service) được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển từ những năm 1980, song mới được sử dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ công, tuy nhiên có thể hiểu “Dịch vụ công là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu, quyền và

22

nghĩa vụ cơ bản của công dân do các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước”. Với khái niệm này, dịch vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng. Dịch vụ hành chính công liên quan đến việc phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, nên về cơ bản dịch vụ này do cơ quan nhà nước các cấp thực hiện. Còn dịch vụ công cộng là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu của công dân (cá nhân, tổ chức) nên có thể do các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước thực hiện. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập loại dịch vụ hành chính công. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng một dịch vụ hành chính công cần phải phản ánh được các khía cạnh của những yếu tố cấu thành quá trình hành chính và ảnh hưởng (tác động) về sau của dịch vụ hành chính. Đồng thời phải phản ánh được mong muốn thực tế của người sử dụng (công dân và tổ chức) về một dịch vụ hành chính nào đó. Mỗi loại dịch vụ hành chính công cần có một hệ thống tiêu chí riêng phù hợp với tính chất loại dịch vụ và đặc điểm cung ứng dịch vụ đó. Chắc chắn rằng, thông qua việc xây dựng hệ thống các tiêu chí, cùng với đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công theo các tiêu chí đó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng của dịch vụ hành chính công.

Thương hiệu địa phương

Một thương hiệu địa phươngrõ ràng, thu hút và độc đáo là nền tảng để biến một địa phương trở thành nơi thu hút đầu tư, điểm đến du lịch và một nơi sống lý tưởng. Địa phương nào cũng đang sở hữu cho mình một thế mạnh nào đó, vấn đề làm mau chóng tìm ra sự khác biệt để những điều khác biệt ấy tạo nên sự thu hút, sự quyến rũ, sự hấp dẫn và nhớ tới khi nhắc đến mỗi địa danh. Chính vì vậy mà thương hiệu địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút các nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực

Đối với nhóm yếu tố nguồn nhân lực thì tác giả chủ yếu hướng tới chất lượng nguồn nhân lực, số lượng hay khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực.

23

Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của các nhà đầu tư là thu được lợi nhuận tối đa, cũng cố chỗ đứng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư rất quan tâm đến việc tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ nhưng phải đảm bảo về chất lượng. Hiện nay ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam nguồn nhân lực sử dụng trong các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Để đánh giá nguồn nhân lực tại địa phương hay một quốc gia là tốt hay không thì cần đánh giá trên hai phương diện chất lượng và số lượng.

Chất lượng của nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên một số yếu tố như: trình độ lành nghề, tính cần cù, khả năng làm việc lâu bền, hiệu quả hoạt động, khả năng tiếp thu kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật,...

Số lượng nguồn nhân lực có thể đánh giá dựa trên khả năng cung ứng nguồn nhân lực của địa phương và các vùng lân cận.

Chi phí đầu vào cạnh tranh

Trong từ điển kinh tế, người ta đã định nghĩa: “Mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một doanh nghiệp được gọi là chi phí” hay còn có thể khái niệm rõ ràng hơn, chẳng hạn như: “Chi phí là một khái niệm của kế toán, có chi phí giới hạn trong xí nghiệp, gắn với các mục tiêu của xí nghiệp và chi phí ngoài xí nghiệp, có cơ sở ở các hoạt động khác hoặc các nguyên nhân khác”. Như thế, chi phí là một khái niệm mang tính khái quát cao trong quá trình phát triển của kế toán doanh nghiệp, khái niệm chi phí đã được phát triển thành các khái niệm cụ thể là chi phí kinh doanh và chi phí tài chính.

Khái niệm chi phí kinh doanh, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa chi phí kinh doanh như sau: “Chi phí kinh doanh là sự tiêu phí giá trị cần thiết có tính chất xí nghiệp về vật phẩm và dịch vụ để sản xuất ra sản

24 phẩm của xí nghiệp”.

Như vậy, nếu chi phí đầu vào của doanh nghiệp khi đầu tư vào các khu công nghiệp có chi phí thấp hơn thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp việt nam – singapore ii (Trang 29 - 35)