Bình Dương là tỉnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Nằm ngay trung tâm tam giác kinh tế phía Nam - vùng kinh tế năng động nhất cả nước, kết nối thuận tiện với các khu công nghiệp, cảng biển và sân bay quốc tế. Bình Dương nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia và là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ. Đến nay, tỉnh Bình Dương cơ bản đã trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều thành tựu nổi bật về đổi mới và hội nhập quốc tế.
Địa giới hành chính của tỉnh thì phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ) và dân số hơn 2.400.000 người. Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 45 phường, 04 thị trấn).
Bình Dương là tỉnh duy nhất tại Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để được công nhận là thành phố thông minh luôn năng động và sáng tạo. Hiện nay, tỉnh Bình Dương ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, Logistics, các dịch vụ hỗ trợ phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Tỉnh luôn đẩy mạnh, thu hút vốn đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích hơn 13.600 ha. Trong đó, Thành phố Dĩ An có 06 khu, có diện tích
40
854,1 ha; Thành phố Thuận An có 03 khu với diện tích 694,18 ha; thị xã Bến Cát có 9 khu với diện tích 4.112,93 ha; huyện Tân Uyên có 3 khu với diện tích 1.839,84 ha và Thành phố Thủ Dầu Một có 7 khu (thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương) với diện tích 1.730,91 ha. Đặc biệt, trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP I, VSIP II, Mỹ Phước, Đồng An,... Bằng những chính sách phù hợp, tính đến cuối năm 2018, Bình Dương đã thu hút được 3.509 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 32 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, trên 36.379 doanh nghiệp trong nước, với vốn đăng ký hơn 296.898 tỷ đồng. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là "Thành phố mới Bình Dương" với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.
Tính đến hết năm 2019, tỉnh Bình Dương đứng thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt hơn 3,073 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 119,57% so với chỉ tiêu năm 2019. Xếp thứ tư về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Đứng thứ 18 về tốc độ tăng trưởng GRDP cả nước (đạt 9,01%). Đến nay tỉnh hiện còn 3.755 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 34,23 tỷ USD; trong đó, quy mô trung bình dự án khoảng 9,11 triệu USD. Hiện nay có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương đứng đầu là Nhật Bản có 314 dự án với tổng vốn đăng ký 5,61 tỷ USD (chiếm 16,4% ); Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 2 với 837 dự án, tổng vốn đăng ký 5,42 tỷ USD (chiếm 15,9%); Singapore đứng thứ 3 với 241 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 4,14 tỷ USD (chiếm 12,1%). Cũng năm 2019, kim ngạch xuất - nhập khẩu duy trì tăng trưởng, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo hướng tăng các sản phẩm chế tạo, chế biến, hàng nông sản sang các thị trường như: Hoa Kì, Châu Âu,... Ngoài ra các doanh nghiệp còn tiếp cận, phát triển một số thị trường mới như: Cuba, Mexico,... và đến nay sản phẩm xuất khẩu của tỉnh
41
đã có mặt hầu hết tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ (781 triệu đô la Mỹ), tăng 15,6% (năm 2018 tăng 9,7%,). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20 tỷ 795 triệu đô la Mỹ (tăng 10,6%). Thặng dư thương mại của tỉnh năm 2019 đạt gần 07 tỷ đô la Mỹ. Theo thống kê cuối năm 2019 của tỉnh, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 114.669 tỷ đồng, tăng 15,8% (năm 2018 tăng 12,2), trong đó: vốn nhà nước tăng 15,2% (chiếm 16,3%), vốn ngoài nhà nước tăng 21,4% (chiếm 35,5%) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 12,1% (chiếm 48,3%).
Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng phát triển của tỉnh đã đạt được thì vẫn chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của tỉnh như: cần khai thác, mở rộng và phát triển thêm các khu công nghiệp ở vùng đất còn lại để thu hút nhiều vốn đầu tư hơn; hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm phải ngày càng được cải thiện hơn để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sớm đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.