2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016), “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đồng Nai”. Nhóm tác giả cho rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 365 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư thì yếu tố KCHT và nguồn nhân lực là các yếu tố tác động nhiều nhất. Điều này có nghĩa là, KCHT và nguồn nhân lực là 02 yếu tố mà các nhà đầu tư xem xét nhiều nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy, để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN (KCN) trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều đến 02 yếu tố này. Đây sẽ làm cơ sở để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Nguyễn Phúc Nguyên (2013), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Miền Trung”. Nghiên cứu này đi sâu phân tích các nhân tố tác động đến đầu tư vào các khu công nghiệp dưới góc nhìn của doanh nghiệp. Lấy ý tưởng từ phân tích hành vi đầu tư, bài báo sử dụng mô hình IVprobit để kiểm định các giả thuyết nêu ra. Lợi ích kỳ vọng từ đầu tư, ảnh hưởng của chính sách đến thu hút đầu tư và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ là các nhân tố chính làm nảy sinh ý định đầu tư của các doanh nghiệp. Bài báo cũng nêu bật hiện trạng về hành vi đãi ngộ của cơ quan hữu quan đối với các thành phần kinh tế. Bài báo hữu dụng cho cả những người thực thi chính sách lẫn các doanh nghiệp.
25
Việt Nam”. Nghiên cứu nêu lên những hoạt động FDI của Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2012, những hạn chế về tổng vốn đầu tư, về cơ cấu ngành, về hình thức đầu tư và địa bàn đầu tư. Từ đó, đưa ra một số đề xuất để thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI của Nhật Bản như: cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các dự án đã và đang được triển khai, tận dụng, thu hút triệt để vốn đăng ký từ các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Nguyễn Mại (2014), “Để FDI đem lại nhiều hiệu quả hơn trong năm 2014”. Bài viết được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã đư ra nhận định năm 2013 là năm khởi sắc trong thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, tuy nhiên hạn chế là việc cải thiện môi trường đầu tư vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, thuế, đất đai, môi trường, xây dựng, hải quan… là những “nút thắt” cần được tháo gỡ để cải thiện môi trường đầu tư. Tính ổn định, công khai, minh bạch của hệ thống luật pháp vẫn là vấn đề chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhà đầu tư, khiến họ còn e ngại khi quyết định đầu tư. Bên cạnh vấn đề thủ tục hành chính, chính sách thu hút FDI cũng chậm được đổi mới. Các ưu đãi đầu tư vẫn giữ nguyên như những năm đầu hội nhập quốc tế, trong khi tình hình đã thay đổi cơ bản. Bài viết đã đưa ra 4 gợi ý để FDI đem lại hiệu quả hơn trong năm 2014: Thứ nhất, cần coi trọng tác dụng lan tỏa để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam; Thứ hai, đối với các khu công nghiệp hiện đang phổ biến là đa ngành cần có định hướng tiến đến chuyên nghiệp hóa một vài ngành; Thứ ba, đối với dự án FDI mới cần bảo đảm phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ; Thứ tư, cần hình thành liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
26
lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc thù cơ bản nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay. Lượng vốn FDI tăng mạnh so với các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực, tuy nhiên điều đáng lo ngại là nguồn vốn này lại tập trung quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi rõ rệt trong chuyển dịch xu hướng đầu tư từ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng tới khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gần đây. Nhận ra xu hướng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vùng phát huy thế mạnh của mình, cải thiện điểm yếu và có những kế hoạch lâu dài, tổng thể. Phần phân tích định lượng đã chỉ ra những thay đổi trong quyết định lựa chọn đầu tư, tiến tới những thị trường mới, tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động rẻ, và sẵn sàng chấp nhận những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, việc hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn luôn là nhân tố quan trọng. Chính sách chính phủ, mà cụ thể là chính sách đất đai, cung ứng dịch vụ công và hỗ trợ đào tạo lao động là những nhân tố cho thấy ảnh hưởng mạnh đến FDI. Qua đây, nghiên cứu cổ vũ mạnh mẽ cho quá trình cải thiện và trong sạch hóa bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những lĩnh vực nào, địa phương nào đang thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chứ chưa đưa ra những giải pháp để thu hút vốn cho từng địa phương cụ thể.
Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn Trịnh (2012), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ”. Nghiên cứu đã đánh giá về thực trạng môi trường đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của Cần Thơ; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp và đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp gồm: Vị trí, địa điểm thành lập khu công nghiệp thuận lợi sản xuất kinh doanh, nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, và chính sách thu hút đầu tư; đối với các doanh nghiệp ngoài khu công
27
nghiệp gồm: Chi phí xử lý nước thải trong khu công nghiệp cao, vị trí hiện tại thuận lợi cho sản xuất kinh doanh hơn trong khu công nghiệp, thuê/mua mặt bằng ngoài khu công nghiệp có lợi hơn.
2.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Lucas (1988), “On the Mechanics of Economic Development”, đăng trên tạp chí Journal of Monetary Economics cho rằng các yếu tố ảnh hường đến hành vi đầu tư đó là: ý định đầu tư; sự ổn định về môi trường đầu tư; sự phát triển của hệ thống tài chính; chính sách lãi suất; chính sách đầu tư công; chất lượng nguồn nhân lực; sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các dự án trong cùng ngành có mối liên kết; khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ; khả năng hỗ trợ và chính sách hỗ trợ đầu tư của nước thu hút đầu tư (thị trường, luật lệ, thủ tục, công nghệ).
Romer (1986), “Dynamic Competitive Equilibria with Externalities, Increasing Returns and Unbounded Growth”. Nghiên cứu cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư đó là: sự ổn định về môi trường đầu tư, chính sách đầu tư công, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ, chính sách lãi suất, khả năng hỗ trợ và chính sách hỗ trợ đầu tư của nước thu hút đầu tư.
2.3 MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan, học viên xây dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp VSIP II như sau:
28
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả thiết kế dựa trên mô hình của Nguyễn Viết Bằng, 2016)
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của các nhà đầu tư là thu được lợi nhuận tối đa, củng cố chỗ đứng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư rất quan tâm đến việc tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ nhưng phải đảm bảo về chất lượng. Hiện nay ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam nguồn nhân lực sử dụng trong các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên
29
tiến. Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Để đánh giá nguồn nhân lực tại địa phương hay một quốc gia là tốt hay không thì cần đánh giá trên hai phương diện chất lượng và số lượng. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Nhân tố “Nguồn nhân lực” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng đầu tư: Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và ngược lại. Vì vậy xây dựng cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ với đòi hỏi trước mắt mà cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề để thu hút đầu tư mà còn cho sự phát triển bền vững của sản xuất kinh doanh. Hệ thống giao thông vận tải được đảm bảo an toàn, tiện lợi sẽ góp phần giảm thiểu mức tối đa chi phí lưu thông cho doanh nghiệp. Kho hàng, bến bãi, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ ở các KCN được xây dựng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, hạ tầng xã hội như bệnh viện, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động và chuyên gia nước ngoài.... được chuẩn bị tốt cũng làm tăng sức thu hút đối với các nhà đầu tư. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H2: Nhân tố “Cơ sở hạ tầng đầu tư” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H3: Nhân tố “Môi trường sống và làm việc” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Chế độ chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư rõ ràng, nhất quán, và thông thoáng sẽ hấp dẫn và tăng năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, từ đó có tác dụng hấp dẫn nhà đầu tư. Chính sách đầu tư bao hàm nhiều lĩnh vực, được thể hiện trong nhiều luật tương ứng, liên quan như “Luật khuyến khích đầu
30
tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, Bộ luật lao động , Luật xây dựng, Luật thuế thu nhập trong nước,… và nhiều văn bản điều chỉnh dưới luật”. Chính sách đầu tư phải hợp lý và hướng vào bốn đối tượng: người kinh doanh cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư vào KCN, người giao đất để làm KCN và công nhân làm việc trong KCN.. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H4: Nhân tố “Chế độ chính sách đầu tư” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Chất lượng dịch vụ công: dịch vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng. Dịch vụ hành chính công liên quan đến việc phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, nên về cơ bản dịch vụ này do cơ quan nhà nước các cấp thực hiện. Còn dịch vụ công cộng là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu của công dân (cá nhân, tổ chức) nên có thể do các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước thực hiện.Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H5: Nhân tố “Chất lượng dịch vụ công” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Thương hiệu địa phương: Thương hiệu địa phương: có thể coi là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đầu tư đối với địa phương. Doanh nghiệp quyết định đầu tư vào địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Một doanh nghiệp có thể coi là hoạt động hiệu quả khi các mục tiêu mà nó đề ra đạt được như ý muốn. Trong đó, hai mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận theo ý muốn. Các nhà đầu tư thường tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư vì họ có thể tiết kiệm được chi phí tìm hiểu môi trường đầu tư và tránh được rủi ro. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H6: Nhân tố “Thương hiệu địa phương” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
31
lợi thế của ngành. Các lợi thế đó là gần thị trường nguyên liệu chính cho sản xuất hay gần thị trường tiêu thụ chính, gần các doanh nghiệp bạn hàng để giảm chi phí vận chuyển, tăng tính liên kết hoặc cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh chính để duy trì sự hiện diện, chiếm lĩnh thị phần. Những nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy lợi thế ngành đầu tư là một trong những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của các nhà đầu tư. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H7: Nhân tố “Lợi thế ngành đầu tư” có tác động đồng biến đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Chi phí đầu vào cạnh tranh: Chi phí đầu vào cạnh tranh là yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh hoặc tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn khi có chi phí đầu vào thấp. Một chí phí cạnh tranh bên cạnh mức giá hợp lý còn phải luôn đi kèm với chất lượng của sản phẩm dịch vụ đảm bảo. Trên cơ sở các nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy chi phí đầu vào cạnh tranh là một trong những yếu tố quan