6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Rủi ro về chi thường xuyên tại Đài Phát thanh và Truyền hình
hiện chức năng quản lý nhà nước. Nguồn thu của Đài bao gồm: Kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động không thường xuyên, nguồn kinh phí sự nghiệp.
(ĐVT: 1.000 đồng)
TT Nguồn kinh phí Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Ngân sách không thường xuyên 233.593 1.015.886 624.600 2 Kinh phí sự nghiệp ngành 35.322.197 45.113.000 48.979.000 3 Kinh phí xây dựng và mua sắm
máy móc thiết bị
4.800.000
Tổng cộng 35.555.790 46.128.886 54.403.600
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch, dự toán giao từ đầu năm, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và lập dự toán chi dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước đã được cụ thể hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Đài. Ngoài ra còn lập dự toán sửa chữa lớn và mua sắm trang thiết bị Phát thanh và Truyền hình trình Sở Tài chính phê duyệt riêng.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH KIÊN GIANG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH KIÊN GIANG
2.2.1. Rủi ro về chi thường xuyên tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang hình Kiên Giang
Rủi ro có thể tác động đến đơn vị ở mức độ toàn đơn vị hay ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể. Ở mức độ toàn đơn vị, các nhân tố phát sinh rủi ro lớn nhất là sự thay đổi của các chính sách của Nhà nước về các thông tư hướng dẫn các quyết định, nghị định,.v.v. Trong phạm vi từng bộ phận, phòng, Trung tâm, rủi ro thường phát sinh, tác động đến từng bộ phận phòng, Trung tâm trước khi ảnh hưởng đến toàn đơn vị. Ban giám đốc tiến hành
hướng dẫn cho các trưởng, phó phòng lượng hóa và phân loại mức độ rủi ro, nếu không kiểm soát tốt công tác chi thường xuyên tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang thì sẽ dẫn đến các rủi ro cụ thể như sau:
2.2.1.1. Rủi ro từ các yếu tố bên trong đơn vị
Thiếu đoàn kết từ công chức, viên chức nội bộ cơ quan. Nếu các cá nhân trong tổ chức thiếu đoàn kết, mạnh ai nấy làm, không giúp đỡ hoàn thiện quá trình kiểm soát chi tại Đài, giải quyết công việc, làm công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang trì trệ và gặp nhiều vấn đề trong thanh toán.
Rủi ro về nhân lực hạn chế: Đây là vấn đề Đài cần quan tâm. Trong khi nghiệp vụ chi thường xuyên ngày càng đa dạng, sự thay đổi về thông tư hướng dẫn, qui định, nghị định ngày càng nhiều, công tác kiểm soát chi tại Đài nhiều khi không theo kịp với biến động của hoạt động chi thường xuyên nếu không có một quy trình cụ thể, nhân lực cập nhật nhanh, nhạy có kinh nghiệm trình độ thì công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán và đối phó với thanh tra, kiểm toán, kiểm soát của kho bạc.
Rủi ro tư lợi cá nhân: Đây là vấn đề cấp thiết, nếu không có giải pháp ngay từ đầu thì rủi ro này dễ dẫn đến kinh phí chi thường xuyên tại đơn vị không được đảm bảo.
Rủi ro ngân sách: Công tác kiểm soát chi thường xuyên nếu không đúng quy trình, không đạt kết quả tốt sẽ dẫn đến không tiết kiệm được kinh phí so với dự toán giao đầu năm, điều này dẫn đến cuộc sống cán bộ công chức không được đảm bảo, một số cán bộ công chức phải đi làm ngoài để kiếm tiền, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, lãng quên công tác chuyên môn.
2.2.1.2. Rủi ro từ các yếu tố bên ngoài đơn vị
Rủi ro thay đổi chính sách, qui định Nhà nước, công tác quản lý tài chính. Rủi ro này yêu cầu phải cập nhật thường xuyên các chính sách, chế độ hướng dẫn, nếu không công tác chi thường xuyên sẽ không còn phù hợp, và sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán và đối diện với kiểm soát kho bạc, kiểm toán định kỳ.
Để nhận dạng rủi ro đơn vị có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau từ việc sử dụng các biểu đồ thống kê, lập dự toán, phân tích các dữ liệu trong quá khứ, thông qua các dự thảo đóng góp ý kiến cho đến việc rà soát các hoạt động thường xuyên hoặc các buổi họp giao ban hàng tuần trong nội bộ và Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang.
Ngoài ra, còn có nhiều rủi ro liên quan đến sự an toàn hệ thống máy tính, chương trình và dữ liệu do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, số liệu có thể thay đổi, dữ liệu có thể bị mất,…