6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
-Về quan điểm lãnh đạo: Thủ trưởng đơn vị tập trung quá nhiều vào chuyên môn như sửa, duyệt tin, bài, kiểm duyệt các chương trình sản xuất văn nghệ, giải trí,v.v. Chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên
-Về công tác cán bộ: Trình độ nhân viên có trách nhiệm trong công tác kiểm soát còn hạn chế. Bố trí nhân viên chưa phù hợp với công việc như bố trí nhân viên có trình báo chí vào vị trí Văn phòng, chưa nắm rõ lắm về thủ tục hành chính, thu thập chứng từ
-Về công tác kế toán: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ chưa được hoàn thiện, còn chậm, các khoản tạm ứng kéo dài, các khoản thuê mướn ca sĩ, diễn viên, nhạc công,.v.v., đều là cá nhân không có đăng kí kinh doanh,…nên việc cấp hóa đơn gặp nhiều khó khăn, cách kiểm tra chứng từ thanh toán nhuận bút đối chiếu với qui chế chi tiêu nhuận bút còn thủ công, thiếu khoa học nên còn chạm trễ trong khâu thanh toán nhuận bút cho nhân viên
- Về quản lý nhân sự trong việc phân công công tác: do đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim,.v.v., đi công tác thường xuyên, hàng ngày đội ngũ phóng viên có thể đi công tác trên vài chục người, nhưng hiện nay phòng Tổ chức Hành chính đang thực hiện việc cấp công lệnh cho tất cả các viên chức của các phòng, trung tâm chung 01 cuốn công lệnh, điều này làm cho việc quản lý phóng viên đi công tác theo kế hoạch của từng phòng rất khó khăn, phóng viên đi công tác về thanh toán công tác phí chậm, làm cho việc kiểm tra đối chiếu, xác nhận ngày đi về và thanh toán công tác phí của phóng viên, viên chức trong từng phòng gặp rất nhiều khó khăn.
Ví dụ như:
Do đặc thù Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang có số lượng phóng viên đi công tác trong một ngày rất nhiều người, nhưng bộ phận cấp
công lệnh chỉ sử dụng 01 cuốn công lệnh cấp chung cho 12 phòng, ban vì vậy bộ phận cấp công lệnh khó phát hiện hoặc không kiểm soát nổi trong một ngày có thể cấp 02 công lệnh cho một người, .v.v.. Công lệnh được cấp trước, nhưng lại sử dụng đi công tác sau và ngược lại, công lệnh lấy đầu năm nhưng đến cuối năm mới thanh toán,..chính vì điều này nên kế toán khó phát hiện một người trong một ngày có thể thanh toán công lệnh ở hai địa điểm khác nhau và kinh phí thanh toán công tác phí vô tình thanh toán 2 lần, làm thất thoát kinh phí của cơ quan.
Ví dụ việc mua chương trình giải trí:
- Do chưa có hội đồng thẩm tra, phân loại chương, duyệt mua chương trình giải trí, nên đôi lúc việc nhận xét chương trình giải trí hay hoặc không hay, không chính xác làm cho kinh phí mua chương trình cũng không tương xứng.
Về quy trình kiểm soát: Chưa thực sự có một quy trình và nội dung kiểm soát chi thường xuyên của Đài
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu và phân tích tình hình kiểm soát chi tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang cho thấy công tác kiểm soát chi được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, trong một số hạng mục việc kiểm soát cũng chưa thật sự tốt, vì vậy hoàn thiện công tác kiểm soát sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình phát triển của Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang.
Trong chương này, tác giả đã đưa ra thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, đánh giá ưu, nhược điểm của công tác kiểm soát và xác định một số nguyên nhân gây hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên như công tác phí, thanh toán
chi phí chuyên môn nghiệp vụ như: thanh toán nhuận bút, tin bài, phóng sự, chi phí sản xuất các chương trình giải trí, qui trình thanh toán mua các chương trình giải trí, văn nghệ, phim,.v.v.., tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang để đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát một cách hiệu quả hơn trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ
TRUYỀN HÌNH KIÊN GIANG