6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong chi thường xuyên tạ
tại Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang
Hiện công tác quản lý, kiểm soát rủi ro tại Đài chưa thật sự rõ nét. Công tác nhận diện đánh giá rủi ro mang tính chất tổng thể, toàn đơn vị. Chưa có cơ chế nhận diện, đánh giá, đối phó rủi ro. Để phòng tránh và hạn chế rủi ro thấp nhất có thể, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang cần thực hiện đúng quy trình kiểm soát rủi ro cụ thể:
3.2.1.1. Nhận dạng rủi ro
Rủi ro xảy ra có rất nhiều nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài nó làm cho mục tiêu của đơn vị không thể thực hiện được. Các yếu tố bên trong như: sự quản lý thiếu minh bạch, không xem trọng đạo đức nghề nghiệp, năng lực CBCC thấp, thiếu sự giám sát của Ban lãnh đạo... Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi về chính sách, pháp luật, sự tiến bộ về khoa học- công nghệ…
Có nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro, tuy nhiên các phương pháp dễ thực hiện và phù hợp với cơ quan hiện nay bao gồm:
-Phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hỗ trợ ta có thể xác định được mọi nguy cơ của cơ quan về chi thường xuyên. Bằng cách kết hợp báo cáo
này với các dự báo về tài chính, dự báo về ngân sách theo từng tài khoản ta có thể phát hiện rủi ro trong tương lai
-Phương pháp lưu đồ: Phương pháp này sẽ giúp chúng ta liệt kê trình tự các bước đối với quy trình kiểm soát chi thường xuyên.
Ta có lưu đồ về quy trình chung về kiểm soát chi tại Đài như sau:
Sơ đồ 3.1. Lưu đồ quy trình kiểm soát chi
Nhìn vào lưu đồ ta có thể thấy được những rủi ro thường gặp khi thực hiện các bước.
3.2.1.2. Đánh giá rủi ro
Xác định những ảnh hưởng có thể có của sự kiện hay hoạt động đối với hoạt động của đơn vị. Trên thực tế không thể loại bỏ hết tất cả rủi ro, mà giới hạn rủi ro xảy ra ở mức độ chấp nhận được. Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần đánh giá:
-Khả năng rủi ro có thế xảy ra.
-Mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị
-Nếu rủi ro ảnh hưởng không đáng kể đến đơn vị, và ít có khả năng xảy Xác định nhu cầu tại các phòng, trung tâm Trình thủ trưởng đơn vị duyệt Phòng TC-HC Phòng KH- TC 1 2 3 4 4 5
ra thì không cần phải quan tâm nhiều, ngược lại một rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu với khả năng xảy ra cao thì đơn vị cần tập trung chú ý.
3.2.1.3. Đối phó rủi ro
Thông thường có 4 biện pháp đối phó rủi ro: Tránh né rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chia sẽ rủi ro và chấp nhận rủi ro.
-Tránh né rủi ro: là việc không thực hiện công việc có rủi ro. Ở biện pháp này đồng nghĩa với việc không thực hiện số công việc chi thường xuyên có rủi ro xảy ra.
-Giảm thiểu rủi ro: Là biện pháp nhằm giảm tác hại của rủi ro tác động đến cơ quan, phương pháp này đồng nghĩa với việc vẫn thực hiện công việc chi thường xuyên đó, tuy nhiên nhận diện đánh giá rủi ro nên có biện pháp để giảm thiểu bằng cách kiểm soát chặt chẽ nội dung chi, kiểm tra kiểm soát chứng tự hợp pháp, hợp lệ rồi mới thanh toán.
-Chia sẻ rủi ro: Là việc chuyển một phận hay toàn bộ rủi ro từ tổ chức này, sang tổ chức khác, bộ phận này sang bộ phận khác.
Chấp nhận rủi ro: Đây là biện pháp phù hợp cho công tác buộc phải làm công tác đối phó rủi ro. Lãnh đạo phòng, Trung tâm, thanh tra nhân dân, Ban giám đốc thực hiện quản trị rủi ro. Phòng thông tin, báo cáo với Ban giám đốc về rủi ro được nhận diện và đánh giá rồi đề xuất các biện pháp đối phó thích hợp.