Phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Ngân hàng BIDV Kiên Giang (Trang 61 - 65)

6. Các công trình nghiên cứu có liên quan

2.2.3.Phương diện quy trình hoạt động nội bộ

2.2.3.1. Tình hình các quy trình hoạt động nội bộ tại BIDV Kiên Giang

Để có thể đạt được mục tiêu về mở rộng quy mô tín dụng, mang lại thu nhập cho ngân hàng thì ngân hàng phải đi liền với đảm bảo về rủi ro tín dụng. Một trong những đặc trưng của ngân hàng đó là quản lý rủi ro tín dụng. Chỉ khi các khoản tín dụng đó đạt được chất lượng trong mức độ đánh giá cho phép của ngân hàng thì việc mở rộng quy mô tín dụng mới mang lại ý nghĩa đối với ngân hàng. Thông qua bảng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng quý, hàng năm tại BIDV Kiên Giang cho thấy được có hai quy trình chính liên quan đến quy trình hoạt

động nội bộ được chi nhánh đánh giá hàng quý và hàng năm. Đó chính là quy trình quản trị rủi ro hay còn gọi là quy trình đảm bảo chất lượng tín dụng và quy trình nâng cao năng suất nhân viên.

Quy trình quản trị rủi ro: Là quy trình mà BIDV Kiên Giang phải đảm bảo

được rủi ro của các nghiệp vụ tín dụng luôn ở mức cho phép. Hàng kỳ, BIDV Kiên Giang tiến hành đánh giá chất lượng của tín dụng sau khi đánh giá về mức tăng dư nợ tín dụng. Điều này sẽ cho biết được lợi ích thu được từ phần trăm tăng trưởng tín dụng qua mỗi kỳ thực tế là bao nhiêu sau khi đã xét đến các khoản rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Thông thường, một quy trình xét duyệt tín dụng thường trải qua các bước lần lượt sau đây: Tiếp thị khách hàng, thẩm định hồ sơ, xét duyệt, giải ngân và thu hồi nợ. Quy trình này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của ISO 9001:2000 (đã được BIDV Kiên Giang triển khai áp dụng từ năm 2003). Trong quy trình tín dụng thì bước thẩm định hồ sơ là quan trọng nhất, vì đây là quá trình chuyên viên tín dụng đánh giá về mức độ rủi ro của việc thu hồi nợ từ người đi vay. Và tiếp theo đó là bước thu hồi nợ. Bước này nhân viên cần phải có những kỹ năng nhất định để có thể đôn đốc và thu hồi được nợ đúng thời hạn.

Quy trình nâng cao năng suất: Là quy trình hoạt động nội bộ cần thiết phải có

được để giúp BIDV Kiên Giang đạt được mục đích tăng chênh lệch thu chi. Năng suất lao động càng cao thì lợi ích mang lại sẽ nhiều hơn so với chi phí bỏ ra. Nhân viên làm việc hiệu quả hơn, đem lại nhiều khách hàng hơn và tăng thu nhập.

2.2.3.2. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động về phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Mục tiêu của phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Thông qua quá trình nghiên cứu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý tác giả rút ra được các mục tiêu về quy trình hoạt động của BIDV Kiên Giang được thể hiện qua bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về quy trình hoạt động nội bộ Chỉ tiêu ĐV T TH 2014 KH Q1/2015 KH 2015 TH Q1/2015 % HTKH Q1/2015 % HTKH 2015 Tỷ lệ nợ xấu(theo QĐ 493) % 2,5 2,35 2,3 2,42 103 105,2 Tỷ lệ nợ nhóm II (QĐ 493) % 1 1,5 3 2,3 153 76,67 Trích DPRR Tỷ đ 14,16 3 2 16 0 0 0 LNTT HTNB gồm TN BQ ĐN Tỷ đ 0,486 0,49 0,52 0,097 19 18,65

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính)

Thứ nhất, tăng cường quản trị rủi ro, còn gọi là nâng cao chất lượng tín dụng. Thứ hai, nâng cao năng suất. Với mục tiêu ngày càng tăng trưởng về quy mô và thu nhập, yêu cầu về năng suất ngày càng cao.

Thước đo của phương diện quy trình hoạt động nội bộ tại BIDV Kiên Giang

BIDV Kiên Giang đã sử dụng các thước đo để đo lường các mục tiêu trên bao gồm các thước đo sau:

Thứ nhất, thước đo tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu/Tổng dư nợ. Tỷ lệ

này cho thấy được mức độ quản trị rủi ro đạt hiệu quả tới đâu.Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng quản trị rủi ro càng thấp và ngược lại. Trong năm 2015, kế hoạch tỷ lệ nợ xấu đến quý 1 là 2.35% và thực tế đạt tới 2,42% tăng 3% so với kế hoạch quý, cho thấy quản trị rủi ro đã không đạt được chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu.

Thứ hai, thước đo về tỷ lệ nợ nhóm 2. Tỷ lệ nợ nhóm 2 = Dư nợ nhóm 2/Tổng

dư nợ. Nợ nhóm 2 là nợ quá hạn chuyển từ nợ đủ tiêu chuẩn ban đầu. Về cách đánh giá thì tương tự như tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên mức độ xem xét không cao bằng nợ xấu. Tính đến quý 1/2015 thì tỷ lệ nợ nhóm 2 là 2.3 % so với kế hoạch quý là 1,5% và kế hoạch năm là 3%, nợ nhóm 2 trong quý 1 đã vượt hơn 50% so với kế hoạch quý,

cho thấy quản trị rủi ro của phòng tín dụng chưa tốt. Trong khi đó, chỉ tiêu nợ nhóm 2 cả năm là 3%, mà trong quý 1 đã chiếm gần 77%, gây ra một áp lực lớn cho những quý tiếp theo nếu muốn giữ được chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch năm 2015.

Thứ ba, thước đo dự phòng rủi ro Chi nhánh đã trích trong năm. Thước đo

này cho thấy được chi phí phải bù đắp cho những khoản nợ không thu hồi được trong năm. Thước đo này thể hiện tính hiệu quả trong quản trị rủi ro của BIDV Kiên Giang. Tính đến quý 1 /2015 thì mức dự phòng rủi ro đã không được trích trong thực tế thực hiện.Mức dự phòng rủi ro đã trích càng ít cho thấy được sự hiệu quả của quản trị rủi ro.

Thứ tư, lợi nhuận trước thuế (gồm thu nợ HTNB) bình quân đầu người. thước

đo này đo lường được năng suất làm việc bình quân của nhân viên. Lợi nhuận trước thuế (gồm thu nợ HTNB) bình quân đầu người = Lợi nhuận trước thuế (gồm thu nợ HTNB) bình/Tổng số nhân viên. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy được năng suất của nhân viên càng cao. Tính đến quý 1 năm 2015 thì tỷ lệ này đã đạt được 19% so với kế hoạch quý và 18,65% so với kế hoạch năm 2015 là 0.52 tỷ đồng. Cho thấy được năng suất nhân viên đang ngày càng gia tăng.

Tóm lại, cơ cấu tín dụng tiếp tục được kiểm soát, duy trì ổn định, cụ thể cơ cấu tín dụng TDH tối đa đạt 772 tỷ đồng, tăng trưởng 7.95% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ TDH/TDN thực hiện đạt 36.95%.

- Chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ trọng dư nợ nhóm II/TDN đạt 3.51% thấp hơn định hướng BIDV(định hướng BIDV <5%); tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,14% tỷ lệ này vẫn thấp hơn giới hạn cho phép của NHNN và BIDV. Trong năm 2014, Chi nhánh thu được 4.94 tỷ đồng dư nợ gốc + lãi hạch toán ngoại bảng đạt trong đó tu được từ khách hàng cá nhân là 4.03 tỷ đồng, doanh nghiệp là 0.91 tỷ đồng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng năm 2015 của Chi nhánh cơ bản được kiểm soát, tuân thủ giới hạn tín dụng của Hội sở chính, chất lượng tín dụng tương đối sát với tình hình thực tế của chi nhánh, thu triệt để nợ gốc, lãi ngoại bảng và thực hiện trích DPRR đầy đủ theo phân loại nợ.

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Ngân hàng BIDV Kiên Giang (Trang 61 - 65)