6. Các công trình nghiên cứu có liên quan
3.1. QUAN ĐIỂM VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ
GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
Mô hình Bảng điểm cân bằng từ khi ra đời từ những năm 1990, đã đạt được những thành công vang dội và nhanh chóng được áp dụng rộng rãi không những trong các tổ chức kinh doanh, mà còn ở các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, để xây dựng thành công Bảng điểm tại một doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi có sự đầu tư về kinh phí, tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp. Để vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng BIDV Kiên Giang, tác giả nhìn nhận dựa trên các quan điểm sau:
Phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của ngân hàng: mỗi ngân hàng
khác nhau có đặc điểm kinh doanh và quy mô hoạt động khác nhau, tùy theo tình hình kinh doanh của ngân hàng mà có những chiến lược hoạt động phù hợp. Bất kỳ công cụ quản lý nào muốn thành công trong việc phát huy hiệu quả phải đáp ứng yêu cầu thiết kế dựa trên những phân tích kỹ lưỡng từ kết quả đánh giá tình hình chung của ngân hàng bao gồm quy mô hoạt động, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và công cụ quản lý Bảng điểm cân bằng cũng nằm trong số đó. Đối với Bảng điểm cân bằng, công tác tìm hiểu, phân tích đặc điểm kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng quản lý và tiềm lực tài chính của công ty luôn là một trong những bước đi quan trọng nhằm xác định được những mục tiêu, các thước đo cụ thể cho tất cả các phương diện của Bảng điểm sao cho phù hợp với năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Việc làm này được đánh giá như một công tác chuẩn bị chu đáo cho việc xây dựng thành công Bảng điểm cân bằng hữu hiệu phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của ngân hàng.
trường kinh doanh ngày càng trở nên gây gắt và đầy biến động, các ngân hàng phải chủ động tìm ra hướng đi riêng cho mình thể hiện qua việc xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của ngân hàng. Bảng điểm cân bằng yêu cầu phải được xây dựng dựa trên một chiến lược kinh doanh rõ ràng, xuyên suốt cho tất cả các phòng ban, bộ phận của ngân hàng và đây được xem là điều kiện nền tảng cho việc áp dụng mô hình Bảng điểm vào ngân hàng. Tuy nhiên, Bảng điểm cân bằng không dừng lại ở mức độ xây dựng chiến lược kinh doanh, mà nó còn quan tâm đến công tác thực thi, triển khai chiến lược đó một cách có hiệu quả, luôn gắn tầm nhìn, chiến lược của ngân hàng với thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí: để chuẩn bị cho công tác xây
dựng Bảng điểm cân bằng đòi hỏi ngân hàng phải tiêu tốn những khoản chi phí nhất định như chi phí cho hoạt động tư vấn, đào tạo, chi tổ chức triển khai, chi mua phần mềm quản lý… Tùy theo từng ngân hàng, từng quy mô hoạt động mà các khoản chi phí sẽ ở mức độ khác nhau nhưng nó sẽ phát sinh trong tất cả các bộ phận, phòng ban trong tổ chức. Do đó, trước khi quyết định triển khai Bảng điểm cân bằng ngân hàng cần phải hoạch định, tính toán những chi phí cần phải đầu tư trong suốt quá trình triển khai, điều này giúp ngân hàng luôn chủ động về tài chính và tránh được những thất bại không đáng có như thiếu hụt về tài chính phân bổ, nguồn lực triển khai bảng điểm không cam kết, dẫn đến những Bảng điểm “nữa vời”, tình huống này không những không mang lại lợi ích mà còn tiêu tốn tiền bạc, thời gian và nguồn lực của một tổ chức. Do đó, việc đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra cho công tác đầu tư xây dựng Bảng điểm là vấn đề đáng quan tâm xem xét.