5. Kết cấu bài báo cáo
1.10 Kế hoạch phát triển năm 2020
Về công tác sản xuất kinh doanh:
Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như: cân đối dây chuyền một cách hợp lý, tính toán mặt hàng sản xuất tối ưu, triệt để tiết kiệm nguyên liệu nhất là bông xơ, vật tư, phụ tùng, năng lượng.
Tập trung giải quyết đầu ra, nhất là đối với vải mộc bằng cách tăng cường nhân lực cho bộ phận kinh doanh – thị trường; áp dụng các hình thức như khuyến khích như thưởng doanh thu, hoa hồng môi giới; tăng cường khâu tiếp thị bán hàng qua các kênh khác nhau như: các kênh truyền thống, các kênh online trên mạng xã hội…
Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong nước, ngày càng tạo niềm tin vững chắc nơi khách hàng, ngoài ra từng bước tiến vào thị trường thế giới, có những kế hoạch cụ thể hơn, hiệu quả hơn để tận dụng tốt thị trường thế giới.
Về công tác phát triển nguồn nhân lực:
Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ trẻ có triển vọng cho các khâu quan trọng, đồng thời tích cực tìm kiếm thêm lao động bên ngoài để bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao.
Trang 21
Phát huy những kết quả tích cực trong năm 2019, tìm thêm nhiều biện pháp tăng thu nhập – đặc biệt từ khâu tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Tham gia các phong trào xã hội, hoạt động từ thiện…
Về công tác phòng chống COVID-19:
Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh, Lãnh đạo TCT đã và sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt với mọi nguồn lực có sẵn theo tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, giúp việc sản xuất và kinh doanh được duy trì và phát triển bình thường. Sẵn sàng chuẩn bị các phương án đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ngay khi dịch bệnh được khống chế.
Về đầu tư năm 2020:
Trong năm 2020, TCT Việt Thắng sẽ thực hiện 2 dự án: Dự án đầu tư bổ sung dây chuyền bông – chải Cotton cho nhà máy sợi 2 với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng đã triển khai xong, dự án đầu tư bổ sung thiết bị cho nhà máy sợi 1 với tổng mức đầu tư khoản 56 tỷ đồng bao gồm 5 máy ghép, 3 máy thô và 9 máy ống bobbin tray đang chờ đấu thầu bằng nguồn vốn tự có (30%) và vốn vay Ngân hàng thương mại (70%).
1.11Giới thiệu nhà máy sợi 1 1.11.1 Sơ lược về nhà máy sợi 1
Được xây dựng từ những năm 1960, nhà máy sợi 1 là một trong những nhà máy lâu đời và quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất của TCT Việt Thắng. Với đầu vào là nguyên liệu bông, xơ được nhập trực tiếp từ nước ngoài, nhà máy sợi 1 có nhiệm vụ biến nguyên liệu đầu vào thành những ống sợi, vì vậy có thể xem nhà máy sợi 1 như đầu vào cho các nhà máy khác để hoàn thành sản phẩm. Mặt khác, TCT Việt Thắng với thế mạnh là nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên nhà máy sợi phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng, tận dụng tối đa lợi thế. Nhận thấy được vấn đề đó, TCT Việt Thắng ngay từ đầu đã đầu tư rất kĩ lưỡng máy móc thiết bị hiện đại, nhân công có tay nghề cao cùng những quy định khắt khe và cụ thể về chất lượng sợi.
Trang 22
(Nguồn: Website:https://vietthang.com.vn/)
Năng suất hằng năm đạt 8000 tấn sợi, nhà máy sợi 1 có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của công ty. Quy trình sản xuất được quản lý chặt chẽ, hoàn toàn bằng máy móc dưới sự giám sát của những nhân viên có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm. Với 231 thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền 65.000 cọc sợi cùng 162 lao động bao gồm nhân viên nhà máy và nhân viên văn phòng, chia làm 3 ca đảm bảo sản xuất kịp các đơn hàng với chất lượng tốt nhất.
1.11.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy sợi 1
(Nguồn: Văn phòng nhà máy sợi 1)
1.11.3 Máy móc thiết bị tại nhà máy sợi 1:
Hình 1. 10: Máy móc thiết bị tại nhà máy sợi 1
Giám đốc nhà máy
Bộ phận sản xuất Bộ phận kĩ thuật
Ca A Ca B Ca C Chuẩn bị Tổ bảo trì
Trang 23
Bảng 1. 7: Máy móc thiết bị tại nhà máy sợi 1
Loại máy Số lượng Xuất xứ
Máy xé bông, xé xơ 5 dây chuyền của Qing Dao Trung Quốc
Máy chải thô 5 dây chuyền của Qing Dao Trung Quốc
Máy ghép 30 máy ghép của Toyoda và
Dogetech
Nhật và Đài Loan
Máy kép sợi 9 máy kép sợi con compact, model
JWF1562-1116
Đài Loan
Máy chải kĩ (cuộn cúi) 7 máy chải kĩ của Hao Chang Trung Quốc
Máy thô 9 máy thô của Thiên Tân, CMT-
HiCorp
Trung Quốc
Máy sợi con 108 máy con Jingwei Trung Quốc
Máy ống 17 máy ống Murata và Schlaforst Nhật và Đức
Công suất nhà máy sợi 1 8.000 tấn sợi/năm
(Nguồn: Văn phòng nhà máy sợi 1)
Trang 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan lập kế hoạch sản xuất
Bốn chức năng cơ bản của tổ chức quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, đề ra các mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được, các định hướng mà hoạt động mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra ở trên.
Có nhiều khái niệm về lập kế hoạch sản xuất:
Theo Trần Thanh Hương (2007), “Lập kế hoạch sản xuất là vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai.” (p.4)
Theo Thái Ngô Hiếu (2013), lập kế hoạch sản xuất là xác định trước những công việc cần làm một cách có hệ thống và phải cố gắng làm được, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác sản xuất.
Theo Koontz và cộng sự (1992), với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò: Theo Ronner, hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh.
Theo Henrypayh, lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mục đích xem xét các mục tiêu, các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Trần Thanh Hương (2007):
Lập kế hoạch có nghĩa là cần phải xác định trước xem làm cái gì? Khi nào làm? Làm ở đâu? Tại sao làm? Lập kế hoạch là một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới thời điểm ta mong muốn có trong tương lai. Nó không chỉ bao gồm một cách rõ rệt các sự việc mới mà còn có những sáng kiến hợp lý và khả năng phải làm gì, nó sẽ làm cho các công việc có thể xảy ra sẽ không xảy ra khác đi. Mặc dù, ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho kế hoạch đã định trước, nhưng nếu không có kế
Trang 25
hoạch thì hành động của con người sẽ đi đến chỗ vô mục đích, mất phương hướng và đi đến chỗ phó thác cho may rủi. (p.9).
Hiểu một cách đơn giản: Lập kế hoạch sản xuất là xây dựng các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện nó một cách hợp lý nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu ban đầu.
2.2 Vai trò của công tác lập kế hoạch
Theo Thái Ngô Hiếu (2013), kế hoạch có hiệu quả sẽ là chìa khóa cho việc thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có tổ chức.
Làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí.
Làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
Thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.
2.3 Mục tiêu lập kế hoạch sản xuất
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền (2019), mục tiêu của lập kế hoạch sản xuất là:
Sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Duy trì sản xuất ổn định, tất cả các máy được đưa vào sử dụng hiệu quả, giảm thời gian dừng máy, đảm bảo cung ứng nguồn hàng cho khách hàng.
Trang 26
Ước lượng nguồn lực: Lập kế hoạch sản xuất giúp ước lượng nguồn lực như con người, nguyên vật liệu, máy móc… so sánh với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp xem có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không, đưa ra quyết định để huy động thêm nguồn lực nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Phối hợp hoạt động với các phòng ban: Phối hợp giữa bộ phận lập kế hoạch kinh doanh với bộ phận kho để biết được tồn kho, phát lện nhập nguyên vật liệu và phát lệnh sản xuất.
Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu: Lập kế hoạch sản xuất giúp cân đối sản lượng tồn kho với nhu cầu thực, từ đó đưa ra kế hoạch nhập nguyên vật liệu một cách có chủ đích, tránh tình trạng nhập dư ồ ạt.
Cải thiện năng xuất lao động: Nhờ kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp sử dụng tối đa nguồn lực hiện có, các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Giảm chi phí sản xuất: lập kế hoạch giúp tận dụng tối đa các nguồn lực, giảm thiểu lãng phí.
Cung cấp môi trường làm việc tốt hơn: lập kế hoạch sản xuất mang lại lịch làm việc hiệu quả, công nhân được cải thiện điều kiện làm việc, không bị chồng chéo công việc.
Cải thiện chất lượng: lập kế hoạch sản xuất tạo điều kiện cải thiện chất lượng vì quy trình sản xuất, lịch trình sản xuất rõ ràng và được kiểm tra thường xuyên.
Tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường: việc giao hàng đúng hẹn, chất lượng sản phẩm đảm bảo giúp tăng độ uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.4 Phân loại kế hoạch sản xuất 2.4.1 Theo mức độ tổng quát 2.4.1 Theo mức độ tổng quát
(Nguồn: Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004) Sứ mệnh: là cơ sở đầu tiên để xác định mục tiêu chiến lược của tổ chức, là cơ sở
để xác định phương thức hành động cơ bản của tổ chức và là phương hướng phấn đấu Đường lối – Sứ
mệnh Kế hoạch chiến lược Kế hoạch tác nghiệp
Trang 27
của tổ chức trong suốt thời gian tồn tại của mình, sứ mệnh sẽ trả lời cho câu hỏi: tổ chức tồn tại vì mục đích nào?
Kế hoạch chiến lược: đưa ra những mục tiêu tổng thể, dài hạn và phương thức cơ
bản để thực hiện nó trên cơ sở phân tích môi trường và vị trí của tổ chức trong môi trường đó.
Kế hoạch tác nghiệp: là các kế hoạch chi tiết cụ thể hoá cho các kế hoạch chiến
lược, nó trình bày rõ chi tiết tổ chức cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp thể hiện chi tiết kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng bao gồm các kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch nhân công, kế hoạch tiền lương, kế hoạch sản phẩm.
2.4.2 Theo hai Vector
Theo không gian: Kế hoạch cấp doanh nghiệp, kế hoạch cấp phân xưởng và kế
hoạch cấp bộ phận sản xuất (hoặc tổ đội sản xuất). Sự khác nhau giữa ba loại này là phạm vi xem xét về không gian của chúng, dẫn tới các chỉ tiêu kế hoạch trong các loại kế hoạch này là khác nhau.
Theo thời gian:
Theo Trương Đoàn Thể (2007), theo thời gian gồm các loại kế hoạch: dài hạn (2- 5 năm), trung hạn (3 tháng -2 năm), kế hoạch ngắn hạn và tác nghiệp (dưới 3 tháng).
Thời gian càng dài thì mức độ cụ thể và chi tiết càng kém đi do có sự tác động của nhiều yếu tố không xác định. Vì vậy kế hoạch càng ngắn hạn thì mức độ cụ thể càng cao.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch sản xuất
Theo Trần Thanh Hương (2007), các yếu tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch sản xuất gồm:
Trang 28
(Nguồn: Trần Thanh Hương, 2007) Tài chính: là một vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập
kế hoạch sản xuất. Khả năng tài chính giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể trước những biến động của thị trường.
Tiếp thị (Nhu cầu khách hàng): tùy từng thời điểm, từng mức độ cạnh tranh mà
nhu cầu khách hàng có sự thay đổi rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Công suất thiết kế: cho biết khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Lập kế hoạch sản
xuất cần linh hoạt tận dụng tối đa tối đa công suất. Tuy nhiên, cần tính đến những trục trặc và khó khăn trong quá trình hoạt động.
Công nghệ: trong sản xuất, việc cải tiến công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất gắn
liền với việc nâng cao chất lượng của sản phẩm, đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra.
Cung ứng nguyên liệu đầu vào: thời gian cung ứng và chất lượng nguyên liệu đầu
vào ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập kế hoạch. Vì vậy, doanh nghiệp nên có những mối quan hệ đa dạng hơn về nguồn cung ứng để những ảnh hưởng của nguồn cung ứng không ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch sản xuất.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Tài chính (Vòng tiền tệ) Tiếp thị (Nhu cầu khách hàng) Sản xuất (Công suất thiết bị
Hàng tồn kho)
Công nghệ
Cung ứng nguyên liệu đầu
vào Nguồn nhân lực
Quản trị (Thu hồi vốn đầu
tư)
Trang 29
Nguồn nhân lực: lực lượng lao động ở nước ta thừa về số lượng nhưng yếu về chất
lượng. Doanh nghiệp cần đề ra những biện pháp để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sẵn có một cách hiệu quả.
Quản trị (thu hồi vốn đầu tư): khi đánh giá hiệu quả của những phương án, cần
đặc biệt quan tâm đến phương án mà song song với việc giảm mức đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, còn phải đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện, thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh.
2.6 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất
Theo Trần Bình Minh (2013), để đạt hiệu quả cao trong công tác lập kế hoạch sản xuất cần căn cứ vào:
Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước:
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nên các kế hoạch sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Nếu hoạt động của doanh nghiệp mà đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bị đào thải, ngược lại nếu nhận thức và hoà mình vào xu thế phát triển chung thì doanh nghiệp sẽ phát triển ổn định và bền vững.