5. Kết cấu bài báo cáo
2.1 Tổng quan lập kế hoạch sản xuất
Bốn chức năng cơ bản của tổ chức quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, đề ra các mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được, các định hướng mà hoạt động mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra ở trên.
Có nhiều khái niệm về lập kế hoạch sản xuất:
Theo Trần Thanh Hương (2007), “Lập kế hoạch sản xuất là vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai.” (p.4)
Theo Thái Ngô Hiếu (2013), lập kế hoạch sản xuất là xác định trước những công việc cần làm một cách có hệ thống và phải cố gắng làm được, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác sản xuất.
Theo Koontz và cộng sự (1992), với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò: Theo Ronner, hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh.
Theo Henrypayh, lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mục đích xem xét các mục tiêu, các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Trần Thanh Hương (2007):
Lập kế hoạch có nghĩa là cần phải xác định trước xem làm cái gì? Khi nào làm? Làm ở đâu? Tại sao làm? Lập kế hoạch là một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới thời điểm ta mong muốn có trong tương lai. Nó không chỉ bao gồm một cách rõ rệt các sự việc mới mà còn có những sáng kiến hợp lý và khả năng phải làm gì, nó sẽ làm cho các công việc có thể xảy ra sẽ không xảy ra khác đi. Mặc dù, ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho kế hoạch đã định trước, nhưng nếu không có kế
Trang 25
hoạch thì hành động của con người sẽ đi đến chỗ vô mục đích, mất phương hướng và đi đến chỗ phó thác cho may rủi. (p.9).
Hiểu một cách đơn giản: Lập kế hoạch sản xuất là xây dựng các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện nó một cách hợp lý nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu ban đầu.