C. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc.
a) Mục tiêu:Trình bày được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đố
ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b) Tổ chức thực hiện ( thông qua hệ thống quản lí bài tập)
Bước 1: GV và HS kết nối vào lớp học trực tuyến; GV lựa chọn và chuẩn bị sẵn
một số bài làm mà HS đã nộp, trình chiếu và yêu cầu HS như mục Nội dung.
( nội dung 2.)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Báo cáo bài làm khi được chỉ định (theo lựa
chọn có ý đồ). GV điều hành, thao tác hỗ trợ.
Bước3: GV tổ chức thảo luận và kết luận:
?Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu đã làm gì?
-Các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san
Để nhận được viện trợ các nước Tây Âu phải làm gì?
-Phải tuân thủ các điều kiện do Mĩ đặt ra như: Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp.
-Hạ thuế quan với các mặt hàng của Mĩ nhậpvào
-Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khởi chính phủ như ở Pháp , Italia. ? Sau khi nhận viện trợ quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ như thế nào?
-Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
? Về đối ngoại để khôi phục ách thống trị , các nước Tây Âu dã xâm lược những nước nào?
-Hà Lan xâm lược trở lại In –đô- nê- xi- a ( 11/1945), Pháp Đông Dương ( 9/1945), Anh Mã lai ( 9/1945)...
Bước 4: GV kết luận và nhận định: *Về kinh tế :
- 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp , Đức .Italia... nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san" từ năm 1948-1951 với tổng só tiền khoảng 17 tỉ USD .
- Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
* Về đối ngoại:
- Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thông trị đối với các thuộc địa trước đây.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu Sự liên kết khu vực