Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động cá nhân được lấy từ bài làm của học

Một phần của tài liệu Giáo án dạy trực tuyến lịch sử 9 mới nhất CV 4040 (bài 2 114) (Trang 91 - 94)

- Năng lực chuyên biệt

c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động cá nhân được lấy từ bài làm của học

sinh trên trên nhóm zalo để trình chiếu lên màn hình.

Dự kiến sản phẩm:

a, Hoàn cảnh: Từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ và Anh có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta và thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

b. Nội dung chính: thỏa thuận về việc tiêu diệt CNPX kết thúc chiến tranh, thành lập tổ chức Liên hợp quốc, phân chia phạm vi ảnh hưởng giữaMĩ và Liên Xô. Nội dung thỏa thuận phân chia: SGK/ 45.

c. Hệ quả: Trật tự thế giới mới hình thành: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

d) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)Bước 1: Gv giao nhiệm vụ : Bước 1: Gv giao nhiệm vụ :

Cho HS làm ở nhà (GV giao từ tiết học tuần trước qua ứng dụng Zoom hoặc zalo nhóm)

Phương thức: Hoạt động cá nhân. Nội dung: Câu hỏi phần nội dung

Hình thức nộp sản phẩm, báo cáo: HS nộp sản phẩm về cho GV trình bày trên phần Word gửi qua zalo nhóm, qua mail...

HS dựa vào sản phẩm đã hoàn thành, báo cáo thuyết trình qua màn hình trình chiếu.

GV chia sẻ màn hình sản phẩm của HS mà GV đã lựa chọn trên zalo

mà HS đã nộp, trình chiếu và yêu cầu HS như mục nội dung.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn):

HS thực hiện nhiệm vụ đã được chuyển giao.

GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh nếu cần…

Bước 3. Báo cáo và thảo luận:

GV chọn 1-2 HS báo cáo sản phẩm (HS trình bày sau chỉ cần bổ sung

những thông tin khác biệt)

HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, tranh biện...

GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận bằng các câu hỏi gợi mở:

? Theo em nội dung nào là chủ yếu trong hội Nghị I-an-ta? ?Theo em hạn chế của những quyết định của Hội nghị này là gì?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài. Gv chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện(đã chuẩn bị trước), kết luận .

HS lắng nghe và chỉnh sửa nội dung vào vở. GV dẫn dắt, chuyển ý.

*Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự thành lập Liên hợp quốc. a. Mục tiêu:

- Trình bày được hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và vai trò của tổ chức LHQ.

b. Nội dung:

Đọc mục II /tr 45,46, hoạt động cá nhân , thực hiện nhiệm vụ sau:

?Tổ chức LHQ ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhiệm vụ, vai trò của LHQ?

c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động cá nhân được lấy từ bài làm của học

sinh trên trên nhóm zalo (hoặc trên gmail) để trình chiếu lên màn hình. Dự kiến sản phẩm

* Hoàn cảnh ra đời:

- Trên cơ sở quyết định của Hội nghị I-an-ta, tháng 10 – 1945 LHQ chính thức thành lập.

* Nhiệm vụ: nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Vai trò: Duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội,...

d) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)Bước 1: Gv giao nhiệm vụ : Bước 1: Gv giao nhiệm vụ :

Cho HS làm ở nhà (GV giao từ tiết học tuần trước qua ứng dụng hoặc zalo nhóm)

Phương thức: Hoạt động cá nhân. Nội dung: Câu hỏi phần nội dung

Hình thức nộp sản phẩm, báo cáo: HS nộp sản phẩm về cho GV, trình bày trên phần Word gửi qua zalo nhóm, qua mail...

HS dựa vào sản phẩm đã hoàn thành, báo cáo thuyết trình qua màn hình trình chiếu.

GV chia sẻ màn hình sản phẩm của HS mà GV đã lựa chọn trên zalo,

mail … mà HS đã nộp, trình chiếu và yêu cầu HS như mục nội dung.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn):

HS thực hiện nhiệm vụ đã được chuyển giao.

GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh nếu cần…

3. Báo cáo và thảo luận:

GV chọn 1-2 HS báo cáo sản phẩm (HS trình bày sau chỉ cần bổ sung

những thông tin khác biệt)

HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, tranh biện...

GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận bằng các câu hỏi gợi mở

2. Kể tên các tổ chức của LHQ ở Việt Nam mà em biết? 3. Mối quan hệ Việt Nam- LHQ?

Dự kiến:

- LHQ có vai trò to lớn duy trì hoà bình an ninh thế giới, thúc đẩy sự hợp tác, phát triển của các nước thành viên, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

- Một số tổ chức LHQ: UNESCO, UNICEF, WHO, FAO, UNDP, ILO, IMF...

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149. Việt Nam là thành viên tích cực có nhiều sáng kiến đóng góp vào mục tiêu hoạt động của LHQ, 2 lần được bầu vào Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài .GV chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện (đã chuẩn bị trước), kết luận, mở rộng thêm: Đến nay LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, sự ra đời của tổ chức LHQ là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế....

Một phần của tài liệu Giáo án dạy trực tuyến lịch sử 9 mới nhất CV 4040 (bài 2 114) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w