4. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2 Vai trò và ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh
Sau mỗi kỳ kế toán việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Một mặt đó là cơ sở để tiến hành phân phối lợi nhuận một cách chính xác theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Mặt khác như chúng ta đã biết mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận, điều này phụ thuộc vào việc quản lý tốt các khoản chi phí và việc tạo ra doanh thu trong kỳ có tốt không. Dựa vào kết quả kinh doanh trong kỳ giúp Giám đốc và các nhà đầu tư có chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả.
Kết quả kinh doanh được tính vào cuối mỗi kỳ hoạt động theo quy định của chế độ tài chính phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu với các chi phí được trừ, những chi phí của kỳ này nhưng liên quan đến doanh thu được hưởng ở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động kỳ sau.
Đồng thời kết quả kinh doanh phải được kế toán chi tiết theo từng hoạt động: Thương mại dịch vụ, tài chính,… và trong từng hoạt động chi tiết theo từng loại hàng hóa, dịch vụ. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản xác đinh kết quả kinh doanh là doanh số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Kết quả hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị thông qua chỉ tiêu lãi, lỗ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
* Kết quả hoạt động bán hàng: là số lãi (lỗ) do tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng cách so sánh giữa DT và CP của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các bước sau: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu với các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).
* Kết quả hoạt động tài chính: là số lãi (lỗ) của hoạt động tài chính với số chi về hoạt động tài chính như chênh lệch lãi tiền gửi, tiền vay, thu tiền phạt, tiền bồi dưỡng…
* Kết quả các hoạt động khác: là số lãi (lỗ) của các hoạt động khác trong doanh nghiệp được xác định bằng cách so sánh giữa số thu và số chi về các hoạt động đó như nhượng bán TSCĐ, cho thuê TSCĐ, bán phế liệu…