Vai trò quảng bá trong việc phát triển du lịch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG bá sản PHẨM DU LỊCH cho thành phố nha trang khánh hòa (Trang 31)

7. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

1.2. Vai trò quảng bá trong việc phát triển du lịch

1.2.1.Vai trò của hoạt động quảng bá trong công tác marketing sản phẩm

Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải quảng bá. Đối với sản phẩm du lịch thì việc quảng bá lại cần thiết hơn vì những lý do sau đây:

 Sức cầu của sản phẩm du lịch thường là thời vụ và cần được khích lệ vào những lúc trái mùa.

 Sức cầu của sản phẩm du lịch thường rất nhạy bén về giá cả biến động theo tình hình kinh tế tổng quát.

 Khách hàng thường phải được rỉ tai mua, trước khi thấy sản phẩm du lịch.

 Hầu hết các sản phẩm du lịch bị cạnh tranh mạnh.

 Hầu hết sản phẩm du lịch đều bị dễ dàng thay thế.

Chính vì những lẻ trên mà sản phẩm du lịch cần phải được quảng bá.

1.2.2.Ý nghĩa của hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch trong phát triển du lịch

 Đối với địa phương

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, vấn đề cạnh tranh khốc liệt hơn, mọi ngành, tổ chức, cá nhân đều hiểu được ý nghĩa quan trọng của hoạt động quảng bá.

Với những địa phương phát triển du lịch, để chiếm lĩnh được thị trường, thu hút được nhiều khách du lịch thì công tác quảng bá về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ tới các đối tượng khách du lịch đang là vấn đề được quan tâm của các cấp

24

lãnh đạo, các nhà quản lý. Hoạt động quảng bá du lịch là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch của mỗi quốc gia, khu vực, điểm đến du lịch. Quảng bá du lịch giúp người dân, du khách biết tới điểm đến, nhận diện hình ảnh du lịch, nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư du lịch, qua quảng bá góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tạo nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Một ví dụ về thành phố Đà Nẵng. Trong những năm qua, Đà Nẵng tận dụng những tiềm năng du lịch vốn có của mình, không ngừng tăng cường quảng bá vẻ đẹp thành phố, cố gắng hoàn thiện về cơ sở vật chất, về dịch vụ và nhạy bén hơn trong việc quảng bá du lịch ra nước ngoài đã thúc đẩy gia tăng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng nhiều hơn và thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch. Từ đó ngành kinh tế Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tốt, đời sống người dân phát triển, giúp Đà Nẵng trở thành “nơi đáng sống nhất Việt Nam”.

 Đối với ngành Du lịch

Du lịch được xem là một ngành kinh tế với đặc trưng của sản phẩm hàng hóa là các dịch vụ đặc thù với tính vô hình và quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ. Khách muốn sử dụng sản phẩm, phải đến tận nơi có sản phẩm, mới có thể thụ hưởng được chất lượng của sản phẩm. Để thu hút được khách, giúp du khách cảm nhận được sản phẩm của du lịch, phải thông qua các sản phẩm hữu hình, là hình ảnh và thông tin về các sản phẩm đó.

Sự phát triển hoạt động du lịch trong mỗi quốc gia đòi hỏi phải có sự tham gia hỗ trợ phát triển của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm như vậy, Du lịch Việt Nam luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Trong các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát triển du lịch luôn được chú trọng. Quảng bá du lịch nhằm góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức của các ngành, địa phương và toàn thể xã hội về du lịch. Quảng bá du lịch nhằm nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trong khu vực và thế giới.

Do đó, cần thiết phải quảng bá cho các sản phẩm của du lịch bằng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông. Quảng bá du lịch là một bộ phận, một phần quan trọng trong phát triển du lịch.

25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Du lịch là một ngành cần nhiều quảng bá để đưa sản phẩm đến tay khách du lịch tiềm năng. Ở các quốc gia có ngành Du lịch phát triển, chính phủ đầu tư rất nhiều cho hoạt động quảng bá thông qua các kênh thông tin truyền thống và hiện đại như: báo, đài, truyền hình, truyền thanh, quảng bá qua khách hàng đã sử dụng dịch vụ, áp phích, tờ rơi, hội chợ xúc tiến thương mại – du lịch, internet, website, facebook. Nhìn chung, ở Việt Nam, với nguồn ngân sách cho việc quảng bá du lịch còn hạn chế, cho nên hình ảnh đất nước và con người, văn hóa, tài nguyên du lịch ở Việt Nam nhìn chung chưa được thế giới biết đến nhiều.

Trong chương 1, tác giả trình bày hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động quảng bá sản phẩm, trong đó chú trọng các khái niệm như: quảng bá, quảng bá du lịch, sản phẩm du lịch.... Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp các kênh quảng bá sản phẩm, so sánh giữa hoạt động quảng bá truyền thống với hoạt động quảng bá trực tuyến, trình bày được vai trò, ý nghĩa của hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch. Đây là cơ sở khoa học cho việc tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch thành phố Nha Trang – Khánh Hòa trong chương 2.

26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG – KHÁNH HÒA 2.1.Tổng quan về hoạt động du lịch của thành phố Nha Trang – Khánh Hòa

Nha Trang có lịch sử hình thành từ thế kỷ XVII (năm 1653), đến nay đã trải qua gần bốn thế kỷ. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Nha Trang không ngừng được nhắc đến là “Thành phố bên bờ biển xanh”, “Hòn ngọc Biển Đông”, “Viên ngọc xanh”, “Chiếc boong tàu đầy nắng”… Nhờ những ưu đãi được thiên nhiên ban tặng cùng với các giá trị văn hóa phong phú và đặc sắc, thành phố đã và đang vươn mình để trở thành một trong những địa chỉ vàng về du lịch - nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế.

2.1.1.Tổng quan về vị trí địa lý

Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh tiếp giáp tỉnh Phú Yên ở phía bắc, tỉnh Đắk Lắk ở phía tây, tỉnh Ninh Thuận ở phía nam, tỉnh Lâm Đồng ở phía tây nam và Biển Đông ở phía đông.

Với vị trí địa lý này, Khánh Hòa đã đã phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt. Đây cũng là điều kiện thuận lợigiúp Khánh Hòa phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến thuỷ hải sản, và đặc biệt là phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.

Thành phố Nha Trang là tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 1290 km và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 528 km về phía bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 441 km về phía nam. Nha Trang giáp thị xã Ninh Hòa về phía bắc, giáp huyện Cam Lâm về phía nam, giáp huyện Diên Khánh về phía tây và giáp Biển Đông về phía đông.

Ở vị trí này, thành phố Nha Trang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái biển.

2.1.2.Tài nguyên du lịch

Tại Đại hội lần thứ hai Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac (Quesbec, Canada), tháng 6/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhân là thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Các bãi biển dài cùng với những hòn đảo xinh đẹp của Nha Trang đã biến nó thành một thành phố du lịch với tiềm năng phát triển về du lịch biển – đảo. Nơi đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam,

27

Hoa hậu Thế giới người Việt 2007, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010, Hoa hậu hoàn vũ 2017,...

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

 Các đảo và vịnh biển

Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang là thành viên của Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới được tổ chức du lịch thế giới công nhận từ tháng 6 – 2003. Vịnh có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh. Vịnh Nha Trang hội tụ đầy đủ các yếu tố biển đảo, làng chài mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam [39].

Hòn Tre

Đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 32.5 km², có bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão. Trên đảo có một quần thể các dự án du lịch cao cấp, nổi tiếng nhất là Vinpearl Land Nha Trang [39].

Hòn Tằm

Một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn. Hòn Tằm có diện tích khoảng hơn 110 ha, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn.

Hòn Mun

Một đảo nhỏ trong Vịnh. Theo kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam.

Hòn Miễu

Nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng.

Đảo Khỉ

Đảo Khỉ cách Nha Trang khoảng 15 km về phía bắc, bên đầm Nha Phu. Nơi đây thuần dưỡng hơn 1200 con khỉ. Trên đảo có khu vực lặn biển, khu vực nuôi thả nguyên sinh, công viên rác thải.

Đảo yến

Đảo yến, đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào.

28

Hòn Chồng

Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên.

 Khí hậu

Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3⁰C. Có mùa đông ít lạnh và mùa mưa kéo dài. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25⁰C - 26⁰C) sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão [28].

 Thủy văn

Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường. Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ và sinh hoạt dân cư cho thành phố và các huyện lân cận. Sông Quán Trường chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé [13].

Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6% [13].  Hệ động - thực vật

Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới [30].

Biển Nha Trang – Khánh Hòa là nơi trú ngụ của chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được. Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp [30].

Ngoài ra, Nha Trang – Khánh Hòa còn là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học rừng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ

29

Bắc vào Nam, có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều loài bản địa quý hiếm [26].

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

 Di tích lịch sử, kiến trúc, tôn giáo

Tháp PoNagar

Tháp PoNagar là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh ngọn đồi bên bờ bắc sông Cái cao khoảng 10 – 12m. Tháp Bà do vua Chămpa xây dựng vào những năm 813 - 817. Khu di tích tháp PoNagar là một trong những công trình thuộc quần thể kiến trúc văn hóa Chăm Pa có quy mô lớn nhất được bảo tồn gần như toàn vẹn ở miền Trung, Việt Nam. Đây là điểm tham quan phổ biến của những hành trình khám phá văn hóa thành phố Nha Trang.

Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước đây có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn trên đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ 19, qua nhiều lần trùng tu và được xây lại mới vào năm 1940, chùa Long Sơn đã trở thành ngôi chùa lớn nhất trong các ngôi chùa còn lại ở Khánh Hòa đến nay, tạo nên một thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Nha Trang.

Nhà thờ Núi

Nhà thờ Núi còn được gọi là nhà thờ Đá (hay Nhà thờ chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này được xây dựng trên một mõm núi nhỏ gọi là núi Bông, cao khoảng 12m theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây.

Ga Nha Trang

Ga Nha Trang từng được coi là ga đẹp thứ nhì Đông Dương, chỉ sau ga Đà Lạt bởi sự hài hòa và nét độc đáo của kiến trúc. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây.

Công viên 23/10 Nha Trang

Nằm đối diện với Nhà ga Nha Trang (thuộc phường Phương Sài) - một vị trí tấn công vào đêm 23/10/1945 của các chiến sỹ mặt trận Nha Trang. Giữa công viên là Tượng đài 23 tháng 10 được tạc bằng đá, tượng trưng cho hình ảnh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Nha Trang – Khánh Hòa và các đoàn quân Nam tiến. Cạnh đó là tấm bia ghi danh sách các liệt sĩ đã hy sinh trong 101 ngày đêm chiến đấu tại Mặt trận Nha Trang (từ 23 - 10 - 1945 đến 01/02/1946).

30

Chùa Trúc Lâm (Hòn Tre)

Chùa Trúc Lâm là một ngôi chùa được xây dựng trong năm 2008, tọa lạc tại đảo Hòn Tre. Chùa mới được xây dựng có tổng diện tích mặt bằng hơn 33ha, được thiết kế theo mô hình một quần thể nhiều ngôi chùa xây dựng gần nhau, ngoài cung điện chính, còn có các gian nhà phụ xung quanh với 72 pho tượng đức Phật. Chùa có bức tượng Phật Quan âm Nam Hải nặng 10 tấn hướng ra biển như ngọn hải đăng, phù hộ cho những ngư dân đang vươn khơi xa.

Viện Hải dương học (viện nghiên cứu)

Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG bá sản PHẨM DU LỊCH cho thành phố nha trang khánh hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)