Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG bá sản PHẨM DU LỊCH cho thành phố nha trang khánh hòa (Trang 71 - 88)

7. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch

Đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, cán bộ quản lý nhà nước ở các cấp của thành phố; rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù họp; đó là những giải pháp thiết thực cho nguồn nhân lực tại địa bàn mà các doanh nghiệp du lịch phải quan tâm nhằm xây dựng Nha Trang – Khánh Hòa thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách.

64

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động thuộc các doanh nghiệp du lịch; nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận chuyển khách du lịch; kiến thức đảm bảo an toàn du lịch đường thủy nội địa cho lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu thủy vận chuyển khách du lịch.

Cử cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch du lịch tham gia các khóa học, tập huấn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.

Tổ chức các Hội thi nghiệp vụ du lịch, tìm hiểu văn hóa, lịch sử Khánh Hòa. Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và văn minh ứng xử trong cộng đồng dân cư.

65

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, thân thiện cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự đồng thuận, nhất quán trong hệ thống chính trị, trong các cơ sở kinh doanh du lịch và đồng thuận trong người dân. Bởi vì có như vậy thì từng cơ quan trong hệ thống chính trị, từng cơ sở kinh doanh du lịch, từng người dân đều sẽ ý thức được trách nhiệm của mình, tích cực triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, mỗi hành động, việc làm đều sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng hình ảnh tốt đẹp của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.

Trên cơ sở phân tích về thực trạng hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch trong chương 2 và dựa vào những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch thành phố Nha Trang, chương 3 của khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch thành phố Nha Trang – Khánh Hòa và hoạt động quảng bá du lịch ở Việt Nam nói chung.

66

KẾT LUẬN

Nha Trang – thành phố hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia thị trường du lịch toàn cầu hiện nay, công tác quảng bá điểm đến du lịch ngày càng trở nên quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh, sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút khách du lịch đến Nha Trang nâng cao nhận thức của dân cư địa phương về vai trò phát triển du lịch. Do vậy, việc thực hiện hoạt dộng quảng bá du lịch hiệu quả là việc làm thiết thực và có nghĩa đối với sự phát triển du lịch của thành phố.

Để xây dựng và quảng bá đươc ngành Du lịch chuyên nghiệp, thân thiện cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự đồng thuận, đồng thuận ở đây bao hàm cả đồng thuận trong hệ thống chính trị, đồng thuận trong các cơ sở kinh doanh du lịch và đồng thuận trong người dân. Bởi vì có sự đồng thuận thì từng cơ quan trong hệ thống chính trị, từng cơ sở kinh doanh du lịch, từng người dân đều sẽ ý thức được trách nhiệm của mình, tích cực triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, mỗi hành động, việc làm đều sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững thì chắc chắn sẽ thành công.

1.Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài

1.1. Kết quả đạt được

Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã đạt được những kết quả sơ bản sau:

 Về cơ sở lí luận

Nghiên cứu, tổng quan về các công trình đã tập trung nghiên cứu tổng quan về hoạt động quảng bá du lịch thành phố Nha Trang – Khánh Hòa bao gồm hệ thống cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm từ những tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.

Hệ thống hóa và bổ sung để làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản như: Khái niệm quảng bá, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch; Phân tích xu thế phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới trong thời gian gần đây.

 Về phân tích thực trạng

Nghiên cứu thực trạng hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch thành phố Nha Trang, đánh giá tiềm năng về vai trò điều kiện phát triển du lịch Nha Trang và phân tích rõ những vấn đề đạt được, tồn tại và nguyên nhân.

67  Về giải pháp

Khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch thành phố. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch, khóa luận đã chỉ ra được việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch Nha Trang khi thực hiện được các giải pháp chung về cơ sở vật chất, phát triển các sản phẩm, xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, hoàn thiện chức năng bộ máy tổ chức quảng bá và nguồn nhân lực, đầu tư, thu hút vốn đầu tư và cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư…và những giải pháp khác cần thiết xác định mục tiêu, đối tượng truyền tin, lựa chọn và thực hiện các công cụ quảng bá sản phẩm du lịch, ngân sách quảng bá, kiểm tra đánh giá kết quả quảng bá sản phẩm du lịch.

1.2. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, sinh viên còn tham gia các lớp học khác tại trường và đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nên việc tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu, khảo sát gặp nhiều khó khăn. Năng lực nghiên cứu hạn chế của sinh viên, khoá luận không tránh khỏi những sai sót, cần được tiếp tục bổ sung chỉnh sửa. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Hạn chế đầu tiên mà đề tài gặp phải là vấn đề thời gian. Vì thời gian thực hiện nghiên cứu quá ngắn và trong khoảng thời gian ấy, tác giả phải tham gia học tập, nhất là phải tham gia khóa thực tập tốt nghiệp và viết báo cáo thực tập. Chính những điều này đã thu hẹp lại khoảng thời gian triển khai những nghiên cứu thực tế nhằm kiếm thêm thông tin cho bài khóa luận.

Hạn chế thứ hai, tác giả là một sinh viên, bản thân tác giả gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp xúc các cơ quan quản lý du lịch cũng như các chuyên gia. Những hạn chế trên khiến cho kết quả nghiên cứu chưa thực sự như tác giả mong muốn.

2.Hướng phát triển cho đề tài

Thứ nhất, trong qua trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, cũng như nhận được không ít góp ý để hoàn thiện đề tài, khả năng áp dụng vào thực tế là rất khả thi. Vì vậy, nếu có thời gian có thể phát triển nghiên cứu đề tài ở mức độ cao hơn.

68

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng làm tài liệu tham khảo để những ai quan tâm đến việc phát triển các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch Nha Trang – Khánh Hòa có thêm tư liệu để nghiên cứu.

3.Kiến nghị

3.1. Đối với cơ quan quản lí du lịch địa phương

Chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu những chính sách quảng bá du lịch, đặc biệt là quảng bá sản phẩm du lịch ở Việt Nam và trên thế giới. Các cơ quan quản lý du lịch giữ vai trò đưa ra các chính sách tạo điều kiện hỗ trợ, cùng với doanh nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch. Xây dựng chính sách quảng bá du lịch hiệu quả.

Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các sở, ban ngành cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Các bên cùng tham gia giám sát, góp ý trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch một cách bền vững.

3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư, áp dụng những công nghệ thông tin vào cho chính doanh nghiệp của mình như website, fanpage facebook, chi tiền quảng cáo trên các nền tảng mới.

Cần đầu tư về nguồn nhân lực du lịch, nhất là đào tạo và thu hút đội ngũ nhân sự chuyên làm công tác bá trên nền tảng kĩ thuật số, hoàn thiện kênh thông tin doanh nghiệp của mình, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn trên các diễn đàn, mạng xã hội.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Nam & Trần Huy Khang (2005), Marketing Du Lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh

2. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

3. Quyết định 2473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”

4. Quyết định về việc phê duyệt Đề cương Đề án Xây dựng và Quảng bá hình ảnh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa gắn với hoạt động xúc tiến, thu hút tăng trưởng khách du lịch quốc tế trọng điểm (2020), UBND tỉnh Khánh Hòa

5. Quyết định số 350/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình hành động ngành Du lịch Khánh Hòa năm 2021

6. Nguyễn Đức Phong (2019), Khai thác e-marketing (marketing online) trong quảng bá, xúc tiến du lịch - áp dụng tại Công ty cổ phần du lịch Hạ Long, Quảng Ninh, Khóa luận tốt nghiệp Việt Nam học, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng.

7. Võ Văn Thành (2015), Tổng quan Du lịch , NXB Văn Hóa Văn Nghệ, Việt Nam.

8. Lê Văn Thăng (2008), Giáo trình Du lịch và Môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Lê Viễn (2005), Đề án môn học Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam, thực trạng và một số kiến nghị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 10.Andy Sernovitz (2012), Marketing truyền miệng, NXB Lao Động Xã Hội, Việt

Nam

11.Philip Kotler (2013), Quản trị Marketing, NXB Lao Động Xã Hội, Việt Nam 12.Châu Anh (2017), Những quan niệm về sản phẩm du lịch, www.vtr.org.vn 13.Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2021), Nha Trang, vi.wikipedia.org

14.Báo điện tử Chính phủ (2021), Khánh Hòa: Truyền thông số để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, baochinhphu.vn

15.Báo điện tử VTV News (2020), Công bố báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2019, vtv.vn

16.Hà Bộ (2020), Phát triển sản phẩm du lịch gắn với công tác xúc tiến quảng bá, dulichbacgiang.gov.vn

17.Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa (2021), Cơ sở hạ tầng, khanhhoa.gov.vn 18.Du lịch Việt Nam (2018), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du

70

19.Nguyễn Trung Đông – Lê Đăng Lăng (2020), Xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ và quảng cáo, tapchicongthuong.vn

20.Đặng Thu Hà (2018), Các loại hình du lịch hiện nay ở Việt Nam, luanvan24.com 21.Ngọc Hân (2019), Vĩnh Phúc: Hội thảo Xây dựng làng văn hóa dân tộc Sán Dìu,

vusta.vn

22.Học viện phát triển nguồn nhân lực (2020), Marketing truyền thống là gì? Điểm khác nhau về Marketing hiện đại và marketing truyền thống, vncptnnl.edu.vn 23.Minh Khang (2019), Tận dụng thế mạnh CMCN 4.0 để quảng bá du lịch,

nhandan.com.vn

24.Minh Lan (2019), Marketing sự kiện là gì? Ý nghĩa và liên hệ, vietnambiz.vn 25.Quỳnh Mỹ (2020), Khánh Hòa trao giải cuộc thi sáng tác bộ nhận diện thương

hiệu du lịch, congthuong.vn

26.Thành Nguyễn (2020), Logo và slogan - Đòn bẩy của thương hiệu du lịch, nhatrang-travel.com

27.Đinh Thị Hồng Nhung (2016), Du lịch mạo hiểm - Xu hướng đang phát triển mạnh trên thế giới, hanoi.gov.vn

28.Phòng Văn hóa và Thông tin (2020), Tổng quan về thành phố Nha Trang,

www.pvhttnt.vn

29.Đỗ Phương Quyên – Phan Thị Hải Yến (2020), Hiện trạng sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa, tapchicongthuong.vn

30.Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa (2012), Tài nguyên thiên nhiên, khanhhoa.gov.vn 31.Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa (2019), Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Khánh

Hòa, sdl.khanhhoa.gov.vn

32.Thiện Tâm (2021), Việt Nam: Đi để yêu! - Đẩy mạnh kích cầu du lịch trên YouTube, baochinhphu.vn

33.Hà Thái (2019), Nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá xúc tiến đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn mới, itdr.org.vn

34.Xuân Thành (2020), Đẩy mạnh truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch,

baokhanhhoa.vn

35.Xuân Thỏa (2019), Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tinhuykhanhhoa.vn

36.Thuật ngữ Marketing (2021), Point of purchase, www.thuatngumarketing.com 37.Thu Thủy (2020), Mạng xã hội TikTok thực sự có bao nhiêu người dùng?,

dantri.com.vn

38.Thư viện Pháp Luật (2017), Luật Du lịch 2017, thuvienphapluat.vn

39.Trang thông tin điện tử thành phố Nha Trang (2021), Danh lam - thắng cảnh,

71

40.Lê Minh Tuấn (2008), Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam (giai đoạn 2005 đến nay), luận văn thạc sĩ Du lịch, www.123docz.net

72

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM DU LỊCH NHA TRANG Kính gửi quý khách!

Tôi là sinh viên của trường Đại học Khánh Hòa (UKH). Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm du lịch thành phố Nha Trang – Khánh Hòa”. Rất mong quý khách dành ít thời gian để trả lời (đánh dấu () vào ô được chọn hoặc ghi rõ ý kiến) cho các câu hỏi sau đây. Tất cả thông tin trong Phiếu khảo sát này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích nghiên cứu cho đề tài Khóa luận.

---

Câu 1: Độ tuổi của quý khách?

 Dưới 18 tuổi  18-30 tuổi

30-45 tuổi  Trên 45 tuổi

Câu 2: Quý khách đến từ:

Tỉnh Khánh Hòa (nội tỉnh)  Các tỉnh/thành khác (ngoại tỉnh)

Câu 3:Quý khách đã đến Nha Trang bao nhiêu lần?

 Lần đầu  Từ 2 lần trở lên

Câu 4: Quý khách có thể kể tên một vài điểm tham quan/mua sắm/giải trí nổi tiếng tại Nha Trang?

--- ---

Câu 5: Quý khách biết đến những nơi này qua: (Có thể chọn nhiều đáp án)

Trang web du lịch (Tổng cục du lịch Việt Nam, Sở du lịch địa phương,…)

Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter,…)

Nền tảng chia sẻ video trực tuyến (Youtube, Tiktok,…)

Tư vấn từ các hãng lữ hành

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG bá sản PHẨM DU LỊCH cho thành phố nha trang khánh hòa (Trang 71 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)