Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG bá sản PHẨM DU LỊCH cho thành phố nha trang khánh hòa (Trang 39 - 43)

7. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

2.1.3.Hệ thống cơ sở hạ tầng

2.1.3.1. Hệ thống đường giao thông

 Đường bộ

Nha Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn thành phố và Quốc lộ 1C nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A để kết nối với các địa phương khác. Ngoài ra còn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha Trang với sân bay quốc tế Cam Ranh và đường Võ Nguyên Giáp nối Nha Trang với Quốc lộ 27C đến thành phố Đà Lạt.

Về giao thông nội thị, mạng lưới đường trong trung tâm thành phố có hình nan quạt. Các đường vành đai chính là đường Lê Hồng Phong, 2/4. Trục Thái Nguyên - Lê Thánh Tôn là trục xuyên tâm, Trần Phú - Phạm Văn Đồng là các trục ven biển.

32

Về giao thông tĩnh, Nha Trang có 2 bến xe liên tỉnh đang hoạt động: Bến xe phía Nam, bến xe phía Bắc. Hệ thống giao thông tĩnh phục vụ vận tải công cộng còn bao gồm 8 tuyến xe buýt nội thành với khoảng 150 điểm dừng đỗ dọc đường phục vụ cho nhu cầu đi lại trong thành phố và huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh.  Đường sắt

Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài đường sắt đi ngang qua thành phố là 25 km thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây.

 Đường thủy

Thành phố có nhiều bến cảng phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Trong đó cảng Nha trang là một cảng biển tương đối lớn nằm trong vịnh Nha Trang có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn và tàu khách du lịch cỡ lớn. Ngoài ra, Nha Trang còn có một số cảng phục vụ du lịch như cảng du lịch Cầu Đá, cảng du lịch Phú Quý, cảng du lịch Hòn Tre..

 Đường hàng không

Trước đây các chuyến bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang.Tuy nhiên do nằm trong trung tâm thành phố, gây nhiều khó khăn trong hoạt động và đảm bảo an toàn,nên sân bay đã được chuyển mục đích sử dụng để phục vụ phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch. Hoạt động bay thương mại được chuyển đến sân bay quốc tế Cam Ranh cách trung tâm Nha Trang 35 km về phía Nam. Phương tiện đi lại giữa Nha Trang và sân bay Cam Ranh là xe buýt hoặc taxi. Vé xe buýt được bán ngay cửa ra sau khi lấy xong hành lý.

2.1.3.2. Hệ thống các công trình công cộng

 Trường học, viện nghiên cứu

Bảng 2.1. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng và viện nghiên cứu tại thành phố Nha Trang

Đại học Cao đẳng Viện Nghiên cứu

Trường Đại học Nha Trang

Trường Cao đẳng Sư phạm

33 Trường Đại học

Khánh Hòa

Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa

Viện Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh

(chi nhánh Nha Trang) Trường Đại học

Thái Bình Dương Trường Cao đẳng nghề Nha Trang

Viện Hải dương học Nha Trang

Trường Đại học Tôn Đức Thắng (cơ sở Nha Trang)

Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang

Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC)

Trường Sĩ quan không quân

Trường Cao đẳng Nghề Quốc tế Nam Việt

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang Học viện Hải quân Trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III

Trường Đại học Thông tin liên lạc

(Nguồn: Tác giả tổng hợp tại sdlkhanhhoa.org.vn)

 Bệnh viện

Trên địa bàn thành phố Nha Trang có: bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bệnh viện 87, bệnh viện Đa khoa Tâm Trí, bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, bệnh viện Giao thông vận tải, bệnh viện Da Liễu tỉnh Khánh Hòa, bệnh viện Lao và bệnh Phổi, bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng.

Ngoài ra, ở Nha Trang còn có một số phòng khám như: Tín Đức, Medic Nha Trang, Đa khoa Phúc Sinh… và rất nhiều phòng khám nhỏ, lẻ rải rác các phường, xã, đảm bảo về mặt chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân và du khách.

 Bưu điện

Hệ thống bưu điện trên địa bàn thành phố bao gồm: bưu điện tỉnh Khánh Hòa, bưu cục Nha Trang, bưu cục Phương Sài, cùng với các hệ thống bưu điện nhỏ, lẻ trên toàn thành phố, thuận tiện cho người dân và du khách nhận và gửi bưu phẩm, hàng hóa.

 Công an

Công an tỉnh Khánh Hòa, công an thành phố Nha Trang. Ngoài ra, còn có hệ thống công an ở các phường, xã trên địa bàn tỉnh với lực lượng công an được đào

34

tạo chính quy, chuyên nghiệp, góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

 Phòng cháy chữa cháy

Hiện nay, tại Nha Trang có Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy ở 233 Ngô Gia Tự, Nha Trang. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ sở lưu trú, khu du lịch nghỉ dưỡng và các địa điểm vui chơi giải trí đều được trang bị đầy đủ các phương tiện và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn cho du khách và người dân.

 Ngân hàng

Các ngân hàng thương mại, hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động ngày càng hoàn thiện, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của các nhà đầu tư, du khách đến với Nha Trang – Khánh Hòa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 30 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công thương (Viettinbank), Phát triển Việt Nam, VIB, Đại dương (Ocean bank), Sài Gòn Thương Tín, Quân đội (MB),…

 Bảo hiểm

Hệ thống các cơ quan bảo hiểm: bảo hiểm Khánh Hòa, bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa, Nhân Thọ AIA, Bảo Minh, ACE, Daihichi, AAA…

2.1.3.3. Các cơ sở hạ tầng khác

Cấp điện: Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã [17].

Cấp nước: Thành phố Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [17].

Thông tin liên lạc: Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng Internet. Toàn tỉnh có 103/105 xã có điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, chiếm tỷ lệ 98% [17].

Cơ chế, chính sách: Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự quyết tâm, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp. Công tác triển khai Luật Du lịch đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch cũng như tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch hoạt động [35].

35

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. Nó tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho ngành Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa so với ngành Du lịch của các địa phương khác.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG bá sản PHẨM DU LỊCH cho thành phố nha trang khánh hòa (Trang 39 - 43)