7. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
3.2.4. Giải pháp phát triển hoạt động quảng bá trực tuyến
3.2.4.1. Phát triển marketing điện tử phục vụ quảng bá du lịch
Xây dựng và duy trì hoạt động của cổng thông tin quảng bá du lịch chính thức của thành phố Nha Trang mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, được cập nhật liên tục, đáp ứng được các nhu cầu và xu hướng mới trong tìm hiểu thông tin và đặt dịch vụ của khách du lịch trong và ngoài nước.
Xây dựng ấn phẩm điện tử và phân phối qua các kênh thông tin điện tử. Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới đối tác trong và ngoài nước từ quản lý nhà nước về du lịch và các ngành liên quan, các đơn vị, tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, doanh nghiệp liên quan cũng như mạng lưới đối tác cung ứng dịch vụ tổ chức quảng cáo trong và ngoài nước phục vụ các hình thức thông tin, quảng bá du lịch điện tử.
3.2.4.2. Quảng bá sản phẩm du lịch thông qua mạng xã hội
Theo báo cáo Vietnam Digital Advertising 2019 do Adsota (Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo di động chuyên nghiệp tại Việt Nam) phát hành ngày 21/2/2020, trong năm 2019, trên tổng số dân người Việt đã có trên 64 triệu người hiện đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng; trung bình hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương đương với 1/4 ngày để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị [15].
Chính vì thế, mạng xã hội là kênh cho phép doanh nghiệp, các cơ quan quản lí du lịch địa phương đưa sản phẩm, dịch vụ quảng bá sản phẩm với chi phí vô cùng hợp lý và đến được rất nhiều người người biết đến.
Hiện có một vài trang Facebook fanpage, trang Instagram về quảng bá du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Tuy nhiên các trang này không phải do các cơ quan du lịch tại địa phương thành lập mà do các cá nhân tạo nên, chưa chính thống, không được kiểm duyệt về nội dung. Ví dụ, “Du Lịch Khánh Hòa”, “Khánh Hòa Hôm Nay”, “Review Du Lịch Nha Trang- Khánh Hòa”, “DU LỊCH NHA TRANG”... Các trang fanpage này có khá nhiều theo dõi, nhưng lượt tương tác không nhiều.
Những người quản lí (admin) có thể tạo nhiều sự kiện, mini game trên các mạng xã hội có số lượng người dùng lên con số khủng như hiện nay như Facebook,
61
Twitter, Youtube… Sử dụng các bài viết đính kèm các hashtag (#). Những hoạt động này sẽ thu hút lượng lớn khách hàng biết đến bài viết của trang.
Có thể tổ chức một số cuộc thi ảnh về những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Nha Trang, có thể kèm theo giải thưởng hay một số hoạt động như nhảy flashmob, biểu diễn nghệ thuật đường phố… Những hoạt động này, có tác dụng vừa thu hút sự chú ý của du khách, vừa nhân cơ hội quảng bá các sản phẩm du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa.
Những cơ quan, ban, ngành quản lí về du lịch hay các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể mời những nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng hiện nay như Trấn Thành, Hari Won, Trường Giang,... đăng tải những bài viết có liên quan tới thương hiệu và sản phẩm du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trên trang Facebook cá nhân của họ cũng là một cách tuyệt vời để quảng bá du lịch của thành phố. Ví dụ như, một vài lần diễn viên Trấn Thành đăng tải những hình ảnh về resort Six Senses Ninh Van Bay. Những hình ảnh này được rất nhiều fan hâm mộ của anh quan tâm, theo dõi. Nhờ đó, sản phẩm du lịch của địa phương có khả năng tiếp cận trực tiếp với những đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt là khách hàng trẻ.
3.2.4.3. Quảng bá sản phẩm du lịch thông qua nền tảng chia sẻ video trực tuyến
Youtube
Theo tác giả tìm hiểu, thành phố Nha Trang chưa có kênh Youtube chính thức về quảng bá du lịch. Vì vậy, tạo cho mình một kênh Youtube về quảng bá du lịch Nha Trang – Khánh Hòa là cần thiết.
Về cơ bản Youtube là một mạng xã hội mà tại đây mọi người sẽ đăng tải, chia sẻ những video trực tuyến với nhau. Nên nội dung những đoạn quảng cáo đăng trên Youtube được xây dựng khác biệt hóa so với quảng cáo truyền thống. Những công cụ quảng cáo trên Youtube có thể kể đến như video Trueview hay Skippable In-stream (video quảng cáo có độ dài từ 15 – 30 giây và người xem có thể bỏ qua (skip) sau 5 giây); Non-skippable in stream (video quảng cáo có độ dài dưới 15s và người xem không thể bỏ qua); Bumper Ads (video quảng cáo có thời lượng dưới 6 giây và phát trước, trong hoặc sau một video Youtube và người dùng không thể bỏ qua); Discovery Ads (quảng cáo dưới hình thức thumbnail (ảnh thu nhỏ từ video) kết hợp với một đoạn ngắn văn bản); Masthead (video quảng cáo xuất hiện ở trang chủ Youtube).
Những công cụ này đảm bảo giúp những video khi đăng tải lên Youtube được kết nối với khách hàng tiềm năng theo cách độc đáo và đáng nhớ. Sự kết hợp
62
độc đáo giữa khả năng truy cập, chia sẻ video với cộng đồng của YouTube tạo ra cơ hội chưa từng có trong việc khuyến khích đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hay chính quyền địa phương có thể hợp tác với một số Youtuber nổi tiếng giúp địa phương quảng bá du lịch. Xây dựng những video, clip quảng bá hấp dẫn theo từng mùa du lịch có thể là hướng đi tham khảo cho địa phương khi dùng Youtube làm kênh quảng bá sản phẩm du lịch.
Ví dụ: Mùa xuân, những video lấy chủ đề lễ hội xuân; phong tục trong ngày tết tại địa phương; lễ hội tại các điểm du lịch; các chương trình khuyến mại của các cơ sở kinh doanh du lịch… Mùa hè, du lịch biển – đảo làm chủ đề chính cho mùa du lịch này. Mùa thu, Nha Trang vào thu… Mùa đông, video về món ăn đường phố…
TikTok
TikTok là một nền tảng cho phép một người chia sẻ các video ngắn với thời lượng không quá 60 giây. Khi sử dụng nền tảng này, người dùng được cung cấp một số bài hát và nhiều tùy chọn bộ lọc để tùy chỉnh video. Nó thuộc sở hữu của ByteDance, một công ty Trung Quốc. Tại Trung Quốc, nền tảng này được gọi là Douyin. TikTok phải mất vài năm để thu hút sự công nhận của thế giới. Tính đến tháng 7/2020, số lượng người dùng hàng tháng của TikTok đã đạt 689 triệu người [37].
Các hình thức quảng cáo của TikTok bao gồm, Brand takeover (quảng cáo hiển thị toàn màn hình, kéo dài từ 3 – 5 giây ngay khi người dùng vừa mở ứng dụng lên); TopView ads (quảng cáo hiển thị ở dạng toàn màn hình, có thể kéo dài đến 60 giây và được đặt ở chế độ “trì hoãn phát”); In-feed Video Ads (những video quảng cáo ngắn xuất hiện trên dòng news feed (bảng tin), mục “Dành cho bạn” của người dùng); Branded hashtag challenge (các nhãn hiệu sẽ thử thách người dùng quay một video nào đó và đăng tải lên TikTok với 1 vài hashtag đặc biệt do doanh nghiệp đó cung cấp). Các hình thức này cho phép người dùng tự do quảng cáo các sản phẩm của mình với chi phí tốt nhất
Ngoài ra, có thể nhờ đến những người nổi tiếng dùng TikTok quảng cáo cho những sản phẩm du lịch của địa phương, vì những lượt theo dõi của những đối tượng này được rất nhiều người theo dõi, và họ sẵn sàng sử dụng những sản phẩm/dịch vụ mà những người nổi tiếng đã chia sẻ, giới thiệu.
Tham khảo mô hình quảng bá du lịch qua TikTok của thành phố Đà Nẵng, thành phố đã tạo ra chiến lược khuyến khích người dùng, để tạo ra các video ngắn khoảng 15 giây, ghi lại những khoảnh khắc của du khách tại Đà nẵng. Trong thời
63
gian rất ngắn cũng đã có hàng chục nghìn lượt video đưa lên mạng và các bạn trẻ, du khách rất sáng tạo cùng với các hiệu ứng của ứng dụng Tik Tok trên điện thoại di động, nó đã tạo thành một làn sóng quảng bá du lịch tại Đà Nẵng và không mất tiền cho vấn đề này [23].
3.2.4.4. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong quảng bá sản phẩm du lịch
Thực tế ảo (Virtual Reality hay VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Không chỉ có hình ảnh được tái hiện chân thực sắc nét, những âm thanh gần gũi như thật đem cả không gian thực tế hiện hữu trước mắt người dùng [41].
Sản phẩm du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể sờ, thử và khó kiểm tra chất lượng trước khi mua hay quyết định sử dụng, sản phẩm du lịch cũng không thể dịch chuyển được. Do đó, quảng bá sản phẩm du lịch thông qua công nghệ thực tế ảo sẽ giải quyết được những vấn đề này. Với công nghệ hình ảnh 3D, người ta có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều rất giống với thực tế, tái hiện chân thực các kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, và con người có thể sử dụng kính VR để hòa mình vào đó mà không cần phải đi đâu xa. Một số hệ thống thực tế ảo VR đặc biệt sẽ tích hợp thêm rất nhiều yếu tố như: Gió, nước, hiệu ứng ánh sáng, rung... để tăng cảm xúc cho người dùng khi sử dụng VR.
Tuy nhiên, những video VR này không thể thay thế việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm du lịch, công nghệ VR chỉ giúp người dùng cảm nhận thử về một phòng khách sạn nào đó, hay một điểm du lịch xa lạ,… khi họ chưa có điều kiện để trải nghiệm thực tế. Video quảng bá VR cho phép trải nghiệm chìm đắm, thậm chí có thể đi lại, tương tác trực tiếp vào không gian đó sẽ phát huy tối đa sự hứng thú, tạo nên sự ấn tượng, khao khát đến một địa điểm nào đó, muốn trải nghiệm thực tế của người xem.