7. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
2.2.3. Nguồn kinh phí cho quảng bá sản phẩm du lịch
Kinh phí dành cho quảng bá du lịch còn nhỏ bé và cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc. Những năm gần đây, kinh phí quảng bá du lịch hàng năm từ ngân sách Nhà nước mới đạt mức 30 - 40 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, con số này còn rất khiêm tốn khi so với yêu cầu thực tế và với các nước trong khu vực [33].
Kinh phí hạn hẹp đã hạn chế đến tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả của hoạt động quảng bá du lịch. Mặt khác, khoản kinh phí này còn bị phân tán và triển khai đồng loạt nhiều nhiệm vụ, do đó chưa tạo thành động lực mang tính đột phá làm thay đổi căn bản hoạt động quảng bá du lịch. Đặc biệt, vấn đề kinh phí cũng hạn chế khả năng sử dụng, khai thác các hình thức, kênh quảng bá du lịch phổ biến và hiệu quả trên thế giới như quảng cáo trên các phương tiện thông tin truyền thông nước ngoài, ứng dụng marketing điện tử, thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài…
Cơ chế, định mức tài chính, thủ tục cấp phát kinh phí còn nhiều vướng mắc, bất cập. Thiếu chính sách ưu tiên, cơ chế tài chính huy động các nguồn lực cho hoạt động quảng bá du lịch. Quy trình, trình tự thủ tục xây dựng kế hoạch, thẩm định dự toán, phê duyệt và cấp phát kinh phí vẫn chưa được thông thoáng, các thủ tục hành chính, tài chính còn phức tạp.
46
Cơ chế cấp kinh phí hàng năm chưa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch quảng bá du lịch chủ động nhằm ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực, bất thường của những biến động trong và ngoài nước đối với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.