Các biến số, chỉ số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên năm 2016 (Trang 39 - 43)

2.2.3.1.Các biến số và chỉ số nghiên cứu

* Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn để điều tra về:

- Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp.

- Tiền sử mắc và điều trị đái tháo đường (đối với đối tượng là bệnh nhân đái tháo đường).

- Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác (đối với đối tượng là cán bộ y tế).

* Chăm sóc dinh dưỡng: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn để điều tra về:

- Kiến thức, thái độ của cán bộ y tế về chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Tỷ lệ, tần suất và mức độ cán bộ y tế tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng.

- Tỷ lệ bệnh nhân được kiểm tra nhân trắc, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn.

- Thời điểm, hình thức tư vấn dinh dưỡng.

* Tình trạng dinh dưỡng: sử dụng phương pháp nhân trắc học và khám lâm sàng để điều tra về:

- Cân nặng, chiều cao. - Vòng eo, vòng mông.

- Chỉ số BMI, WHR.

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng thang phân loại SGA.

* Đặc điểm khẩu phần: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn để điều tra về:

- Khẩu phần ăn 24h.

- Tần suất tiêu thụ thực phẩm. - Mức năng lượng của khẩu phần. - Gía trị dinh dưỡng của khẩu phần. - Tính cân đối của khẩu phần.

2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá

* Đánh giá thực trạng chăm sóc dinh dưỡng.

- Nghiên cứu đánh giá kiến thức của cán bộ y tế thông qua các câu hỏi về: + Bệnh tật và hiểu biết liên quan đến phòng bệnh đái tháo đường type 2. + Kiến thức về chế độ ăn cơ bản của bệnh nhân đái tháo đường type 2. - Đánh giá thái độ của cán bộ y tế về chăm sóc dinh dưỡng.

Trong đánh giá thái độ có 7 quan điểm được đưa ra. Với mỗi quan điểm sẽ có 5 mức độ đánh giá: rất không đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý và rất đồng ý.

- Đánh giá thực trạng thực hành chăm sóc về dinh dưỡng của cán bộ y tế. Trong đánh giá tần suất Hội chẩn – lập kế hoạch và tư vấn dinh dưỡng của cán bộ y tế, có các mức độ đánh giá sau:

+ Thường xuyên: ≥ 3 lần/tuần. + Thỉnh thoảng: 1 - 2 lần/tuần.

* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI, chỉ số WHR và thang phân loại SGA.

+ Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được phân loại theo các mức độ BMI của Hiệp hội đái tháo đường Châu Á - Thái Bình Dương .

Thể trạng BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Thừa cân Tiền béo phì: Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 ≥ 23,0 23,0 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30,0 ≥ 30 - Tính chỉ số eo/mông (WHR):

+ Xác định chỉ số WHR bệnh lý theo tiêu chuẩn ở nam giới ≥ 0,9; ở nữ giới ≥ 0,8 .

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang phân loại SGA:

Bệnh nhân được khám phát hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng như giảm lớp mỡ dưới da, giảm khối cơ, phù (liên quan đến dinh dưỡng).

+ Khám lớp mỡ dưới da:

Vị trí: có thể là vùng tương ứng cơ tam đầu cánh tay, cơ nhị đầu, cơ dưới xương bả vai,…

Cách khám: ĐTV dùng ngón cái và ngón trỏ của tay véo da và tổ chức dưới da ở vị trí đã được xác định sau đó nâng nếp da và tổ chức dưới da tách ra khỏi cơ thể khoảng 1 cm (trục của nếp da trùng với trục của khối cơ đó).

+ Khám giảm khối cơ:

Vị trí: cơ delta hoặc cơ tứ đầu đùi.

Cách khám: ĐTV quan sát khối cơ vùng cơ đó, sờ nắn để phát hiện các dấu hiệu teo cơ.

+ Khám phát hiện phù:

Vị trí vùng mặt trước xương chày hoặc vùng mu bàn chân.

Cách khám: ĐTV dùng ngón tay ấn vào các vị trí trên để tìm dấu hiệu lõm.

Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm "A” hoặc ít nguy cơ dinh dưỡng

+ Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lại. + Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn. + Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không mất.

+ Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiểu.

Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm "B” hoặc tăng nguy cơ dinh dưỡng

+ Sụt cân tổng thể mức độ vừa đến nặng trước khi nhập viện (5 - 10%) + Khẩu phần ăn có thay đổi (ăn ít hơn bình thường < 50%).

+ Mất lớp mỡ dưới da, giảm nhiều hoặc mất khoảng 2cm.

Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm "C” hoặc tăng nguy cơ dinh dưỡng

+ Sụt cân rõ hoặc tiến triển (thường ít nhất 10% cân nặng bình thường). + Khẩu phần ăn có thay đổi nhiều (ăn ít hơn bình thường > 50%). + Mất lớp mỡ > 2cm, giảm khối lượng cơ nặng.

- Mức đánh giá SGA:

 SGA mức độ A - không có nguy cơ SDD.

 SGA mức độ B - Nguy cơ SDD nhẹ đến trung bình.  SGA mức độ C - Nguy cơ SDD nặng.

* Đánh giá khẩu phần:

- Từ số liệu hỏi ghi khẩu phần 24h qua, dựa trên bảng thành phần thực phẩm Việt nam để đánh giá về:

+ Năng lượng khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường type 2.

+ Tính cân đối của các chất sinh năng lượng trong khẩu phần ăn của đối tượng.

+ Mức độ tiêu thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. + Tính cân đối của vitamin và chất khoáng trong khẩu phần.

+ So sánh năng lượng khẩu phần, giá trị các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của đối tượng nghiên cứu với nhu cầu khuyến nghị cho bệnh nhân đái tháo đường type2, từ đó đánh giá mức đáp ứng nhu cầu về các chất dinh dưỡng của các đối tượng.

- Từ dữ liệu về tần xuất tiêu thụ lương thực, thực phẩm để đánh giá thói quen, sở thích ăn uống của đối tượng đái tháo đường.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên năm 2016 (Trang 39 - 43)

w