Đặc điểm khẩu phần của bệnhnhân đái tháo đường type2 điều trị

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên năm 2016 (Trang 90)

nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên

Kết quả điều tra khẩu phần ăn 24 giờ cho thấy: Năng lượng khẩu phần trung bình của đối tượng là 1365,6383,9 kcal với nam là 1351,2392,2 kcal và nữ là 1384,1377,9 kcal (bảng 3.19). Năng lượng khẩu phần trung bình ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường độ tuổi 30 - 50 thấp hơn so với năng lượng khẩu phần ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường có tuổi từ 51 đến 60 (30 - 50 tuổi: 1325,5387,3 kcal và 51 - 60 tuổi: 1374,8385,6kcal) (biểu đồ 3.5). Ở cả nam và nữ thì năng lượng khẩu phần ăn ở bệnh nhân trên 50 tuổi đều cao hơn so với bệnh nhân từ 30 - 50 tuổi (bảng 3.20). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê khi so sánh năng lượng khẩu phần ăn ở từng giới theo 2 nhóm tuổi khác nhau (p > 0,05).

Căn cứ để xác định thực tế năng lượng khẩu phần ăn là thừa hay thiếu so với nhu cầu của cơ thể. Nghiên cứu tiến hành so với nhu cầu khuyến nghị mà Viện dinh dưỡng đưa ra năm 2016. Tỷ lệ đối tượng đạt được nhu cầu năng lượng khuyến nghị thấp (32,5%) (bảng 3.23) và chủ yếu là nam giới (37,8%). Phải chăng do bệnh nhân lo sợ ăn quá nhiều glucid và các chất khiến cho việc kiểm soát đường máu trở nên khó khăn và dễ gây biến chứng mà đa số bệnh

nhân có năng lượng khẩu phần ăn 24 giờ không đạt so với nhu cầu khuyến nghị (62,5%). Chỉ có 5% đối tượng có khẩu phần ăn thừa năng lượng và tập trung 100% ở nữ giới.

Khi xét về tỷ lệ từng chất trong khẩu phần ăn thực tế của đối tượng thì: protein đạt 20,65,8%; tỷ lệ protein động vật/protein tổng số (60,215,4%); lipid khẩu phần đạt 24,56,6%; tỷ lệ lipid thực vật/lipid tổng số (33,620,3%) và hàm lượng carbohydrat khẩu phần đạt 54,510,3% (bảng 3.19). Tỷ lệ giữa 3 chất sinh năng lượng ở 2 giới là tương đương nhau (p > 0,05).

Năng lượng khẩu phần ăn ở bệnh nhân trong nhóm tuổi 51 - 60 có cao hơn so với nhóm tuổi 30 - 50 nhưng tỷ lệ giữa 3 chất sinh năng lượng trong khẩu phần ăn của 2 nhóm bệnh nhân với 2 nhóm tuổi khác nhau là không có sự khác biệt nhiều khi mà tỷ lệ 3 chất G:L:P ở nhóm tuổi 30 - 50 là: 20,6:24,1:55,5 và nhóm tuổi 51 - 60 là 20,6:24,5:54,5. Nói về hàm lượng protein khẩu phần và tính cân đối của protein thì hàm lượng protein là 73,037,1(g/ngày) với nam là 72,437,2 (g/ngày) và nữ là 73,837,6 (g/ngày) (bảng 3.21). Protein động vật chiếm 60,2% so với tổng lượng protein. Ở nữ giới, hàm lượng protein khẩu phần ở nhóm tuổi 30 - 50 cao hơn so với nhóm tuổi 51 - 60 tương đối nhiều (30-50 tuổi: 87,773,7 g/ngày và 51 - 60 tuổi: 71,529,5 g/ngày và ngược lại ở nam thì nhóm tuổi 51 - 60 lại có hàm lượng protein khẩu phần cao hơn hẳn so với nhóm 30 - 50 tuổi.

Theo khuyến nghị của viện dinh dưỡng thì nhu cầu protein khuyến nghị ở bệnh nhân đái tháo đường là 15 - 20% năng lượng khẩu phần với protein động vật/protein tổng số chiếm 30 - 35%. Như vậy, với hàm lượng protein khẩu phần như trên thì mới chỉ có 55% đối tượng đạt NCKN (bảng 3.23). Còn 36,2% đối tượng không đạt NCKN và chỉ có 8,8% là có hàm lượng protein khẩu phần thừa so với nhu cầu của cơ thể. Nam giới luôn có

chất lượng khẩu phần tốt hơn nữ với tỷ lệ đạt NCKN cao (57,8%); tỷ lệ đối tượng thừa protein khẩu phần thấp (2,2%); mặc dù tỷ lệ thiếu protein khẩu phần vẫn còn khá cao (40%).

Nói về hàm lượng lipid khẩu phần. Ở kết quả bảng 3.21; bảng 3.22 và bảng 3.23 ta thấy: hàm lượng lipid trung bình khẩu phần của đối tượng là: 37,916,4 g/ngày; hàm lượng này ở khẩu phần của nam và nữ giới là như nhau, chỉ khác nhau về tỷ lệ lipid thực vật/ lipid tổng số (nam: 28,917,3% và nữ: 39,522,5%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa với p < 0,05. Nam giới tuổi càng cao càng có xu hướng sử dụng lipid khẩu phần nhiều hơn so với nữ (nam 30 - 50 tuổi: 35,115,5 g/ngày và nam 51 - 60 tuổi: 37,918,6; nữ 30 - 50 tuổi: 38,317,5 g/ngày và nữ 51 - 60 tuổi: 38,914,3 g/ngày). Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường phải kể đến chính là thừa cân- béo phì. Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn khống chế lượng đường máu thì bệnh nhân phải khống chế được cả lượng mỡ máu. Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng về hàm lượng lipid khẩu phần ở bệnh nhân mắc đái tháo đường nên là 20 - 30% (với người trọng lượng bình thường và lipid máu bình thường); dưới 30% (với người béo phì) . Với khuyến cáo này, có 73,8% đối tượng đạt nhu cầu lipid khuyến nghị; 18,8% đối tượng không đạt NCKN và 7,5% đối tượng có hàm lượng lipid khẩu phần thừa so với nhu cầu. Nữ giới có tỷ lệ đạt NCKN cao hơn; tỷ lệ thiếu lipid khẩu phần thấp hơn nhưng lại có tỷ lệ đối tượng thừa lipid khẩu phần cao hơn nhiều so vưới nam giới (gấp 7 lần).

Quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát đường huyết. Hàm lượng carbohydrat khẩu phần luôn là mối bận tâm của các bác sỹ điều trị. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng thì hàm lượng carbohydrate khẩu phần nên đạt 50 - 60% năng lượng khẩu phần. Qua số liệu bảng 3.19 và

bảng 3.23 ta có kết quả như sau: Tỷ lệ carbohydrate khẩu phần chiếm 54,5%; có 28,8% đối tượng đạt nhu cầu khuyến nghị carbohydrate. Đa phần đối tượng có năng lượng khẩu phần thấp hơn so với NCKN (62,5%). Không có đối tượng nào có khẩu phần ăn thừa carbohydrate. Khi so sánh giữa nam và nữ về tính cân đối trong khẩu phần ăn ở biểu đồ 3.7 ta thấy: Năng lượng khẩu phần ăn và hàm lượng protein khẩu phần của nam cao hơn nữ. Năng lượng lipid khẩu phần của 2 giới là tương đương nhau và chỉ có năng lượng glucid khẩu phần của nam là thấp hơn nhiều so với nữ (nam: 24,4% và nữ: 34,3%).

Nghiên cứu muốn tìm ra mối liên quan giữa năng lượng khẩu phần thực tế của đối tượng với thực trạng dinh dưỡng thông qua bảng kết quả 3.24. Ở bảng kết quả này ta thấy: 25,0% đối tượng mắc thừa cân - béo phì khi có khẩu phần ăn thừa năng lượng; 43,8% gặp ở những đối tượng thừa protein khẩu phần; 37,5% gặp ở những đối tượng thừa lipid khẩu phần. Trong khi đó, có 62,5% đối tượng bị CED khi có khẩu phần ăn thiếu năng lượng và 75,0% gặp ở những đối tượng thiếu carbohydrate khẩu phần.

Như vây, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nói chung cũng như bệnh nhân đái tháo đường nói chung. Cần tăng cường nhiều hơn nữa các chương trình truyền thông và tổ chức hiệu quả hơn hoạt động dinh dưỡng bệnh viện để đối tượng hiểu được bản chất của việc khống chế đường huyết chứ không phải đơn thuần là ăn giảm đi khiến cho tỷ lệ CED nghiên cứu cao như vậy. Đối tượng ưu tiên nên là nữ giới hơn là nam giới vì qua nghiên cứu cũng chỉ ra: nam giới thực hiện chế độ ăn và lời khuyên dinh dưỡng tốt hơn nữ.

Ngoài 3 chất sinh năng lượng cơ bản thì chất khoáng cũng có vai trò khá lớn trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường. Hàm lượng một số chất khoáng trong khẩu phần ăn của đối tượng là: calci 444,7226,0 mg; phospho 914,4450,0 mg; sắt 10,84,7 mg và kẽm 7,02,5 mg (bảng 3.25). Không có sự khác biệt về giới đối với hàm lượng các chất khoáng trong

khẩu phần (p > 0,05). Với hàm lượng các chất khoáng khẩu phần như trên thì tỷ lệ đối tượng đạt nhu cầu khuyến nghị không cao. Chỉ có phospho là có tỷ lệ đối tượng đạt NCKN cao nhất (trên 85,0%) (biểu đồ 3.6). Nam giới thường đạt nhu cầu khuyến nghị các chất cao hơn nữ đặc biệt là sắt (nam: 48,9% và nữ: 11,4%). Hàm lượng một số vitamin trong khẩu phần ăn của đối tượng là: Vitamin A 571,0320,5 µg RE; vitmin C 137,7103,0 mg; vitamin B1 1,30,5 mg và vitamin B2 là 0,710,3 mg. Hàm lượng vitamin trong khẩu phần ăn của nữ cao hơn nam nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Khi tìm hiểu về tần suất tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm trong nhóm thực phẩm giàu đạm thì thịt lợn nạc được tất cả đối tượng tiêu thụ thường xuyên nhất; đặc biệt là nữ giới (97,1%); tiếp đến là cá đồng tươi; tôm, cua, ốc, hến; sữa tươi và thấp nhất là nội tạng động vật. Hầu hết các thực phẩm nhóm này thường thấy nữ tiêu thụ nhiều hơn nam trừ nhóm sữa.

Trong nhóm thực phẩm giàu chất béo thì dầu là thực phẩm được các gia đình sử dụng chủ yếu và phụ nữ thường xuyên dùng dầu thực vật trong nấu ăn tương đối cao với tỷ lệ là 94,3%, cao hơn ở nam có tỷ lệ là 86,7%. Tỷ lệ đối tượng dùng mỡ trong chế biến thức ăn còn nhiều (khoảng 17%).

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột thì 100% đối tượng thường xuyên sử dụng gạo; khoảng 30% dùng miến, bún. Nam thường dùng bánh mỳ, mỳ sợi nhiều hơn so với nữ và phụ nữ thường thích dùng miến, bún hơn so với nam. Mức độ thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm này khoảng 20 - 30%. Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có rau vẫn là thực phẩm được đối tượng ưu tiên sử dụng thường xuyên nhất (> 95%). Những hoa quả ít đường như bưởi, ổi được đối tượng dùng nhiều hơn so với các hoa quả nhiều đường như xoài, vải, mía, chôm chôm. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 17% đối tượng thường xuyên sử dụng mít, sầu riêng cũng như các loại quả chín đóng hộp (khoảng 11%). Bánh kẹo, mứt được nữ giới dùng nhiều và thường xuyên hơn nam (nữ 14,3% và nam 2,2%).

KẾT LUẬN

1. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên

- Có 60,0% CBYT có trình độ trung cấp và đa số CBYT có độ tuổi dưới 40, chiếm tỷ lệ 85,0%.

- Tỷ lệ 10,0% CBYT biết rằng nên chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn so với người khỏe mạnh.

- Đa số CBYT coi trọng việc CSDD cho bệnh nhân với tỷ lệ 80,0%. - 50,0% CBYT tham gia cân đo, 35,0% kết luận tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân và 75,0% CBYT xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân.

- 50,0% CBYT không bao giờ tham gia hội chẩn – lập kế hoạch, tỷ lệ 75,0% CBYT không được tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng và nhu cầu được tập huấn rất cao, chiếm tỷ lệ 85,0% và tỷ lệ 95% CBYT không liên hệ với khoa dinh dưỡng - tiết chế.

- Tỷ lệ 41,2% bệnh nhân được tiến hành cân đo khi nhập viện, tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng khi nhập viện là 45,6% và tăng lên trong thời gian điều trị bệnh là 73,8%. Tỷ lệ 68,8% bệnh nhân được bác sỹ thông báo kết quả về tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ bệnh nhân được điều dưỡng viên hướng dẫn về chế độ ăn là 83,1%.

2. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên

- Cân nặng trung bình của đối tượng là 54,9 kg đối với nam và51,8 kg đối với nữ. Chiều cao trung bình của đối tượng là 164,7 cm đối với nam và 154,8 đối với nữ (bảng 3.12).

- Tỷ lệ CED ở nam là 31,3%, cao hơn ở nữ có tỷ lệ là 20%. Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở nữ là 20,6%, cao hơn ở nam có tỷ lệ là 14,5%. Tỷ lệ CED ở

nhóm tuổi từ 30 - 50 là 23,3%, cao hơn ở nhóm 51 - 60 tuổi có tỷ lệ là 18,8%. Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở nhóm tuổi từ 51 - 60 là 22,2%, cao hơn ở nhóm tuổi 30 - 50 có tỷ lệ là 16,3%. Bệnh nhân mắc CED thường có khẩu phần ăn thiếu năng lượng và những người mắc thừa cân - béo phì có khẩu phần ăn thừa năng lượng.

- Tỷ lệ vòng eo cao và WHR cao ở nữ là 41,6% và 90,9%, cao hơn ở nam có tỷ lệ là 8,4% và 38,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tỷ lệ vòng eo cao và WHR cao ở nhóm 51 - 60 tuổi là 27,4% và 69,2%, cao hơn ở nhóm 30 - 50 tuổi có tỷ lệ là 8,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Theo phương pháp đánh giá SGA, 18,1% đối tượng đang điều trị ĐTĐ có nguy cơ SDD và 2,5% là SDD thực sự.

- Có 41,9% bệnh nhân thực hiện ăn đúng giờ, bệnh nhân thường ăn 3 bữa/ngày. Năng lượng khẩu phần của đối tượng là 1365,6383,9 kcal, so với nhu cầu khuyến nghị thì tỷ lệ đạt là 32,5%.

- Cơ cấu năng lượng khẩu phần là G:L:P tương ứng là 54,5:24,5:20,6. So với nhu cầu khuyến nghị thì tỷ lệ đối tượng đạt nhu cầu protein là 55%; đạt nhu cầu lipid là 73,8%; đạt nhu cầu glucid là 28,8%.

KIẾN NGHỊ

Cần tăng cường những lớp tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ y tế về quy trình, kiến thức chăm sóc dinh dưỡng để chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân được tốt hơn. Phòng tư vấn về dinh dưỡng cần được nâng cấp về cơ sở hạ tầng. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế chuyên khoa Nội tiết và khoa Dinh dưỡng - tiết chế.

Nâng cao hơn nữa chất lượng khoa Dinh dưỡng - tiết chế, đưa khoa Dinh dưỡng - tiết chế bệnh viện đi vào hoạt động và có hiệu quả. Tư vấn, điều trị ngoại trú tốt để bệnh nhân kiểm soát được đường huyết và nâng cao sức khỏe. Bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng còn nhiều, vì vậy cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức về chế độ ăn hợp lý: chia nhỏ bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu khuyến nghị.

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Phương Anh (2008), Khảo sát các chỉ số lưu huyết não ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Dược Huế.

2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết- chuyển hóa, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.

3. Bộ Y tế (2016), "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam", Nhà xuất bản Y học.

4. Võ Thị Bốn, Trương Quang Đạt và cộng sự (2015), "Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường typ 2 ", Tạp chí nghiên cứu y học, 98 (6), tr. 88-96.

5. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường và cộng sự (2012), "Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2 và hội chứng chuyển hóa tại TP Hồ Chí Minh và một số yếu tố liên quan", Dinh dưỡng và Thực Phẩm, 8(4).

6. Phan Hướng Dương (2014), Thực trạng tiền đái tháo đường và hiệu quả can thiệp có bổ sung metformin ở người có BMI ≥ 23 kg/m2 tại thành phố Hải Phòng năm 2012- 2014, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

7. Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của người bệnh đang điều trị tại bệnh viện 198", Tạp chí Y học thực hành, 893 (11), tr. 93- 97.

8. Bế Thu Hà (2010), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên.

nghiệp, Trường Đại học Thăng Long.

10. Đoàn Thị Xuân Hồng, Phạm Văn Hoan (2006), "Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại cộng đồng nông thôn Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh", Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, tập 2 - số 3.

11. Lý Huy Khanh, Lê Thanh Chiến, Đỗ Công Tâm và cộng sự (2012),

Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa Thạnh quận Tân Phú,Luận văn Thạc sĩ Y học, Bệnh viện Cấp cứu Trung Vương.

12. Đinh Quốc Khánh (2013), "Thực trạng Đái tháo đường type 2 của công

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên năm 2016 (Trang 90)

w