Tình trạng dinh dưỡng của bệnhnhân đái tháo đường type2 điều trị

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên năm 2016 (Trang 83 - 90)

nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên

Cân nặng trung bình của đối tượng nghiên cứu là 53,4±7,3 kg với cân nặng của nam là 54,9±8,2 kg và cân nặng của nữ là 51,8±5,8kg (bảng 3.11). Với kết quả trên, cân nặng trung bình ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường cao hơn so với cân nặng trung bình của người Việt Nam được Viện dinh dưỡng tiến hành thống kê qua các năm .

Thông thường thì tuổi càng cao tỷ lệ béo phì càng nhiều, cân nặng trung bình của đối tượng có xu hướng tăng lên theo tuổi . Vì vậy, ở kết quả bảng 3.11 cho thấy, đối tượng trong nhóm tuổi 51 - 60 có cân nặng trung bình cao hơn so với đối tượng trong nhóm tuổi 30 - 50 (30 - 50 tuổi: 53,37±8,1 kg và 51 - 60 tuổi: 53,44±7,0 kg); tuy nhiên sự khác biệt cân nặng giữa 2 nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê.

Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 159,9±6,4 cm, với chiều cao trung bình của nam là 164,7±4,4 cm và chiều cao trung bình của nữ là 154,8±3,4 cm. So với kết quả điều tra của Viện dinh dưỡng tiến hành trên toàn quốc các năm 1975, 1985, 2000 và 2009 thì chiều cao trung bình của nam cao hơn (tỷ lệ lần lượt là 160 cm; 159,8cm; 162,3 cm và 164,4 cm) và ngay cả chiều cao trung bình của đối tượng mắc đái tháo đường cũng cao hơn so với các kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng qua các năm (năm 1975: 150cm; năm 1985: 150cm; năm 2000: 152,3cm và năm 2009: 153,4 cm) .

Khi xét mối tương quan giữa chiều cao trung bình và cân nặng trung bình ở 2 giới theo 2 nhóm tuổi để tìm ra sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân với 2 nhóm tuổi khác nhau thì cân nặng trung bình và chiều cao trung

bình có sự khác biệt không thì kết quả bảng 3.12 cho thấy: Cân nặng trung bình của những đối tượng trên 50 tuổi cao hơn so với những đối tượng từ 30 - 50 tuổi ở cả 2 giới nhưng chiều cao thì ở nữ trong độ tuổi 30 - 50 cao hơn so với nữ 51 - 60 tuổi. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).

BMI vẫn được dùng như một chỉ số thông dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng khi nó kết hợp được 2 chỉ số cân nặng và chiều cao của đối tượng. Ở kết quả bảng 3.13 thì ở nam giới BMI trung bình của cả 2 nhóm tuổi đều không có sự khác biệt (20,2); trong khi đó, ở nữ giới tuổi càng cao thì chỉ số BMI càng lớn (30 - 50 tuổi BMI ở nữ là 21,2; đến khi 51 - 60 tuổi BMI là 21,7). Điều này chứng tỏ, việc kiểm soát cân nặng của nữ là kém so với nam; xu hướng béo phì xuất hiện nhiều ở phụ nữ cao tuổi. Điều này đặt ra vấn đề trong việc kiểm soát cân nặng của nữ giới.

Ở nam giới, thường có xu hướng thiếu năng lượng trường diễn nhiều hơn so với nữ giới. Kết quả biểu đồ 3.4 đã chứng minh điều này khi mà ở nam giới thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 31,3%; thừa cân - béo phì là 14,5 trong khi ở nữ giới thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 20,0% và thừa cân - béo phì là 20,6%. Theo ngưỡng đánh giá của WHO thì ở cả 2 giới nam và nữ tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn đều ở mức nặngtheo ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và ngay cả tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng rất cao và cao hơn nhiều so với những nghiên cứu của Viện dinh dưỡng năm 2009 (8,5%) và nghiên cứu của các tác giả khác: nghiên cứu của Phạm Vân Thúy (9,5%); nghiên cứu của Đoàn Thị Xuân Hồng tiến hành đánh giá về thực trạng thừa cân - béo phì ở người trưởng thành tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh (12%) .

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 được đặc trưng bởi rối loạn hoạt động hay tiết insulin: thay đổi từ đề kháng insulin chiếm ưu thế với thiếu

insulin tương đối đến khiếm khuyết tiết insulin chiếm ưu thế kèm đề kháng insulin hay không. Bệnh thường không được chẩn đoán trong nhiều năm vì mức độ tăng glucose máu không trầm trọng, nhiều trường hợp được chỉ phát hiện tình cờ. Thường xảy ra ở người lớn tuổi > 40 tuổi và đa số gặp ở người thừa cân - béo phì. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ở những người có tuổi 30 - 50 thường bị CED nhiều hơn là béo phì (CED là 23,3% và thừa cân- béo phì là 16,3%) và ngược lại ở những người có tuổi trên 50, tỷ lệ thừa cân - béo phì lại cao hơn CED (CED là 18,8% và thừa cân - béo phì là 22,2%). Tuy nhiên, dù bệnh nhân ở độ tuổi nào thì tỷ lệ CED và thừa cân, béo phì cũng rất cao (CED: 20% và thừa cân, béo phì: 20,6%). Điều này cho thấy, bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 thường có tình trạng rối loạn dinh dưỡng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tỷ số vòng eo trên vòng mông và sức khỏe của một người. WHR vào khoảng 0,7 với phái nữ và 0,9 với phái nam báo hiệu sức khỏe tốt và khả năng sinh sản cao. Nữ giới sở hữu chỉ số WHR chuẩn, mức estrogen (một loại hooc môn nữ) có trạng thái tốt nhất, họ ít mắc các bệnh nguy hiểm như đái đường, rối loạn tim mạch và ung thư buồng trứng, còn ở nam giới có WHR vào khoảng 0,9 thường ít mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn .

Ngoài ra tỷ số vòng eo trên vòng mông là một phương pháp được sử dụng để xác định sự phân phối mỡ trên cơ thể của một người, bổ sung sự thiếu hụt cho khái niệm chỉ số khối cơ thể (BMI), bởi vì BMI chỉ phản ánh mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng. Nếu WHR nhỏ hơn 1, cơ thể được xếp vào dạng trái lê (pear-shaped body), tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh; ngược lại, nếu WHR lớn hơn 1, nó thuộc dạng trái táo (apple-shaped body), nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn .

Rõ ràng, về mặt di truyền học, những người đàn ông sẽ có chỉ số WHR cao hơn so với phụ nữ. Họ sẽ có một hình dạng quả táo khi họ trở nên thừa cân. Tuy nhiên, người đàn ông khỏe mạnh nên có một vòng eo nhỏ hơn so với hông của họ, mặc dù nó không phải là quá nhỏ để thành dáng đồng hồ cát giống phụ nữ. Chỉ số WHR của nam giới thường cao là một phần do mức độ cao hơn của testosterone so với estrogen. Phụ nữ có hàm lượng estrogen cao có xu hướng có WHR thấp hơn. Một khi phụ nữ vượt qua thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của họ giảm và trọng lượng cơ thể của họ chuyển từ hông lên phần bụng. Điều này lý giải kết quả ở bảng 3.13; bảng 3.14 và bảng 3.15 vì sao chỉ số vòng eo/vòng mông (WHR) trung bình của nam thấp hơn nữ và tỷ lệ phụ nữ có chỉ số vòng eo cao và chỉ số WHR cao lại cao hơn rất nhiều so với nam giới (vòng eo cao ở nam: 8,4% và nữ: 41,6%; chỉ số WHR cao ở nam: 38,6% và nữ: 90,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và được thể hiện rõ hơn ở từng nhóm tuổi. Nam giới 30 - 50 tuổi, chỉ số WHR: 0,84 trong khi nam giới 51 - 60 là 0,89. Tuy nhiên, điều này chỉ xuất hiện ở nam; ở nữ chỉ số WHR trung bình không thay đổi khi tuổi phụ nữ thay đổi từ 30 - 60 tuổi (0,88).

Tuổi càng cao thì tỷ lệ bệnh nhân có 2 chỉ số vòng eo cao và WHR cao cũng tăng lên (vòng eo cao ở tuổi 30 - 50: 16,3% và tuổi 51 - 60: 27,4%; WHR cao ở tuổi 30 - 50: 48,8% và tuổi 51 - 60: 69,2%).

Chỉ số WHR cao thì có nghĩa là mỡ của cơ thể được tập trung ở vùng bụng. Chất béo ở bụng thường là mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng bao quanh nội tạng và được lưu trữ dưới các cơ bắp của dạ dày - là lớp mỡ dưới da có thể dễ dàng véo và nằm ngay dưới da. Mỡ nội tạng dường như là loại mỡ tồi tệ nhất của chất béo có trong cơ thể. Chỉ số WHR cao ở nam giới hoặc phụ nữ sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Nghiên cứu của Lý Huy Khanh tiến hành khảo sát về mối tương quan giữa tăng huyết áp với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa

Thạnh quận Tân Phú cho thấy: béo phì theo vòng eo làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 4,32 lần; béo phì theo tỉ số eo mông làm tăng nguy cơ tăng huyết áp lên 3,2 lần. BMI, vòng eo, tỉ số eo mông cao có khả năng ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Trong đó BMI và vòng eo có độ chính xác khá tốt, còn tỉ số eo mông có độ chính xác trung bình .

BMI mặc dù được dùng như một công cụ chính đánh giá tình trạng dinh dưỡng và được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng vì đơn giản và dễ dàng sàng lọc ra các đối tượng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này lại không cho thấy được sự thay đổi cân nặng trong một khoảng thời gian nên SGA là công cụ thay thế và được áp dụng nhiều khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh khi điều trị tại bệnh viện.

Theo phương pháp SGA thì các biến số được áp dụng để đánh giá là mất cân, thay đổi chế độ ăn, mất mỡ dưới da, teo cơ. Khi SGA ở mức A tức là dinh dưỡng tốt và khi SGA ở mức B tức là suy dinh dưỡng vừa hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi SGA ở mức C tức là suy dinh dưỡng nặng.

Với những người có dinh dưỡng tốt khi: Giữ nguyên cân nặng, tăng cân, hoặc mất cân < 5% trong vòng 6 tháng, không kèm phù. Không có chứng cứ SDD trong thăm khám lâm sàng. Trong trường hợp giảm 5% - 10% cân nặng, hoặc mất mỡ dưới da mức độ nhẹ, tuy nhiên bệnh nhân có dấu hiệu tăng cân trong thời gian gần đây hoặc giữ nguyên, hay gần đây có cải thiện về chế độ ăn (ăn tăng lên, chuyển từ ăn lỏng sang ăn đặc). Suy dinh dưỡng vừa hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng: Mất cân trên 5% trong vòng 2 tuần, giảm khẩu phần ăn, mất mỡ dưới da mức độ nhẹ, và không teo cơ. Nếu bệnh nhân bị phù, báng, hoặc có khối u, cân nặng sẽ ít thay đổi, trong trường hợp này các dấu hiệu như thay đổi chế đổi ăn, các thăm khám lâm sàng khác có ý nghĩa hơn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân. Suy dinh dưỡng nặng: thăm khám lâm sàng có dấu chứng của suy dinh dưỡng (teo cơ, mất mỡ dưới da

mức độ nặng, phù, mất cân > 10%) kèm các dấu chứng trong bệnh sử (thay đổi chế độ ăn, bệnh lý liên quan).

Theo kết quả bảng 3.17 ta thấy: Tỷ lệ đối tượng mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ SDD còn khá cao (18,1%) và đa số gặp ở nam (25,3%). Tỷ lệ SDD thực sự (2,5%) và gặp nhiều ở nữ giới (2,6%). Như vậy, cần phải triển khai tốt hơn chương trình dinh dưỡng bệnh viện, khắc phục những hậu quả của SDD, bởi như chúng ta đã biết về những hậu quả nặng nề của suy dinh dưỡng, kéo dài thời gian điều trị và hiệu quả điều trị kém .

Do thể trạng ban đầu, những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 có độ tuổi từ 30 - 50 tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn cao hơn so với những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 có độ tuổi từ 51 - 60 nên khi nhập viện, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở những bệnh nhân trong nhóm tuổi 30 - 50 cũng có xu hướng cao hơn so với những bệnh nhân có độ tuổi từ 51 - 60. Kết quả bảng 3.18 cho thấy: nguy cơ SDD ở những bệnh nhân 30 - 50 tuổi là 18,6%; trong khi tỷ lệ này ở những bệnh nhân từ 51 - 60 tuổi là 17,9%. Ngay cả tỷ lệ SDD thực sự ở nhóm tuổi 30 - 50 cũng cao hơn so với nhóm tuổi 51 - 60 (30 - 50 tuổi: 2,3% và 51 - 60 tuổi: 2,6%). Từ kết quả nghiên cứu trên, các nhà dinh dưỡng học có thể định hình nguy cơ dinh dưỡng đối với từng nhóm tuổi ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ cần chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, nhằm hạn chế sự gia tăng đường huyết sau khi ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết. Nên ăn 5 - 6 bữa/ngày với tỷ lệ các bữa ăn như sau:

Bữa sáng 20%: Phụ sáng 10%: Bữa trưa 25%: Phụ chiều 10%: Bữa tối 25%: Bữa phụ tối 10% (tổng năng lượng/ngày). Tuy nhiên tổng số năng lượng ăn vào của tất cả các bữa ăn không được vượt quá quỹ năng lượng mà bác sĩ

của bạn đã tính cho người bệnh dựa vào cân nặng, mức lao động, tình trạng bệnh lý và tuổi của người bệnh .

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy: có 8,1% đối tượng thực hiện tốt lời khuyên dinh dưỡng trong việc áp dụng 5 bữa/ngày và nam giới thực hiện tốt hơn nữ giới (nam: 12% và nữ: 3,9%). Có 19,4% đối tượng tiến hành chia 4 bữa (nam: 16,9% và nữ: 22,1%) còn lại, đa số đối tượng thực hiện 3 bữa/ngày (72,5%). Kết quả trên đã cho thấy ý thức, hiểu biết của bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng tại bệnh viện tuyến tỉnh còn rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với trên bệnh viện Bạch mai 6 năm về trước: đa số bệnh nhân thực hiện ăn 4 bữa/ngày (52,9%), 19,3% bệnh nhân thực hiện ăn 5 bữa/ngày, chỉ có 16,4% bệnh nhân thực hiện ăn 3 bữa/ngày .

Bản chất của bệnh đái tháo đường là do lượng đường trong máu quá cao và vượt ngưỡng cho phép của cơ thể. Để ổn định lượng đường huyết trong máu, các nhà dinh dưỡng học khuyên bệnh nhân nên ăn uống đúng giờ. Trong kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8: chỉ có 41,9% đối tượng thực hiện tốt nguyên tắc dinh dưỡng này và chủ yếu gặp ở nam giới (nam: 47% và nữ: 36,4%).

Đa số người bệnh ăn theo sở thích và thói quen, chính điều này dẫn đến nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý là luôn luôn cần thiết và cần có sự góp ý của các nhà chuyên môn về dinh dưỡng. Bệnh nhân nhập viện điều trị thường trong giai đoạn biến chứng của bệnh đái tháo đường hoặc nhập viện do hôn mê hạ đường huyết. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Không những giúp ổn định lượng đường huyết của bệnh nhân mà còn phải đảm bảo tính cân đối giúp các chất hấp thu tốt nhất cũng như nâng cao hiệu quả điều trị và phòng các biến chứng nặng do ăn uống không đúng cách. Chế độ dinh dưỡng nên do bác sỹ lâm sàng chỉ định và khoa dinh dưỡng thực hiện cung cấp suất ăn. Tuy

nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì mới chỉ có 2,5% chế độ ăn là do cán bộ y tế chỉ định còn chủ yếu là do bệnh nhân tự quyết định (66,2%) hoặc do người nhà quyết định (31,2%). Khoa dinh dưỡng bệnh viện đa khoa Hưng Yên chưa triển khai được hoạt động cung cấp suất ăn bệnh lý cho người bệnh. Người bệnh chủ yếu phải đi mua ở các quán ăn bên ngoài bệnh viện (83,8%) hoặc do người nhà tự chuẩn bị (16,2%) (bảng 3.8). Điều này dẫn đến nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, bệnh nhân có thể bị ngộ độc thực phẩm. Cần nâng cao hơn nữa chất lượng khoa dinh dưỡng và đưa hoạt động của khoa dinh dưỡng vào thực tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa nội tiết thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên năm 2016 (Trang 83 - 90)

w