Tất cả các đối tượng đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu và lợi ích của người tham gia. Đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu phải tự nguyện đồng ý và ký giấy cam kết tuân thủ các điều kiện trước khi tiến hành điều tra. Đối tượng có thể từ chối tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe, không nhằm mục đích nào khác. Dựa trên kết quả điều tra, đối tượng sẽ được hướng dẫn về dinh dưỡng hợp lý. Với tính y đức trên nên các bệnh nhân sẵn sàng tham gia nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu được dùng làm cơ sở khoa học để đưa ra các khuyến nghị cho cộng đồng các giải pháp điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân đái tháo đường type2
Các biến số Nam (n=83) Nữ (n=77) Chung (n=160)
SL % SL % SL % Nhóm tuổi 30 - 50 tuổi 27 32,5 16 20,8 43 26,9 51 - 60 tuổi 56 67,5 61 79,2 117 73,1 Nghề nghiệp Công chức 8 9,6 3 3,9 11 6,9 Làm ruộng 47 56,6 30 39,0 77 48,1 Công nhân 6 7,2 3 3,9 9 5,6 Nội trợ/ tự do 0 0,0 19 24,7 19 11,9 Hưu trí 20 24,1 22 28,6 42 26,2 Khác 2 2,4 0 0,0 2 1,2
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy: Đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi 51 - 60 là chủ yếu (73,1%). Tỷ lệ làm nghề nông là cao nhất (48,1%); tiếp đến là những cán bộ về hưu (26,2%); nghề nội trợ (11,9%) và thấp nhất là công nhân (5,6%).
Bảng 3.2. Tiền sử mắc và điều trị đái tháo đường của bệnh nhân theo giới tính (n=160)
Giới tính Tiền sử Nam (n=83) Nữ (n=77) Chung (n=160) P SL % SL % SL % Tiền sử mắc ĐTĐ đã điều trị 71 85,5 66 85,7 137 85,6 >0,05 ĐTĐ mới phát hiện 12 14,5 11 14,3 23 14,4 >0,05 Gia đình có người mắc ĐTĐ 18 21,7 17 22,1 35 21,9 >0,05 Tiền sử điều trị Có điều trị thường xuyên 66 94,3 65 95,6 131 94,9 >0,05 Cách thức điều trị Đường uống 60 72,3 61 79,2 121 75,6 >0,05 Đường tiêm 17 20,5 9 11,7 26 16,2 >0,05
Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy: Đa số đối tượng đang điều trị ĐTĐ tại Bệnh viện đa khoa Hưng Yên có tiền sử bản thân mắc ĐTĐ, chiếm 85,6%. Trong đó tỷ lệ này ở nam giới là 85,5% và nữ giới là 85,7%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Xem xét yếu tố gia đình thì chỉ có 21,9% có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ. Trong đó, tỷ lệ này ở nam giới là 21,7% và nữ giới là 22,1%.
Trong số những đối tượng có tiền sử mắc ĐTĐ, đa số đối tượng điều trị thường xuyên, chiếm 94,9%. Cách thức điều trị hầu hết là đường uống (75,6%). Không có sự khác biệt về cách thức điều trị và tính thường xuyên của việc điều trị ở theo giới tính (p > 0,05).
3.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháođường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.3. Thông tin chung về cán bộ y tế (n=20)
Giới tính Nam 5 25,0 Nữ 15 75,0 Nhóm tuổi ≤ 40 17 85,0 > 40 3 15,0 Trình độ chuyên môn Trung cấp 12 60,0 Cao đẳng 4 20,0 Đại học trở lên 4 20,0
Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy: Trong số 20 cán bộ y tế tham gia nghiên cứu, có 15 người là nữ giới, chiếm tỷ lệ 75%. Trong khi tỷ lệ nam giới là 25%.
Đa số cán bộ y tế tham gia nghiên cứu có độ tuổi dưới 40, chiếm tỷ lệ 85%. Trình độ học vấn hầu hết là trung cấp chiếm tỷ lệ 60%; trình độ học vấn cao đằng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ bằng nhau là 20%.
Bảng 3.4. Kiến thức của cán bộ y tế về nguy cơ và nguyên nhân đái tháo đường type 2
Số lượng Tỷ lệ%
Đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Thừa cân, béo phì 19 95,0
Di truyền 16 80,0
Ít hoạt động thể lực 18 90,0
Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2
Rối loạn chuyển hóa Lipid 19 95,0
Giảm tiết Insulin 18 90,0
Kháng Insulin tụy 19 95,0
Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy: Trong số cán bộ y tế được hỏi về đối tượng có nguy cơ mắc và nguyên nhân gây đái tháo đường type 2, có 95% cán bộ y tế cho biết đối tượng nguy cơ cao mắc ĐTĐ type 2 là do thừa cân - béo phì; 90% do ít vận động thể lực, 80% là do di truyền và 75% do chế độ ăn không khoa học.
Về nguyên nhân chủ yếu mắc ĐTĐ type 2, có 95%cán bộ y tế cho rằng do rối loạn chuyển hóa lipid; 95% cho rằng do kháng insulin tụy và 90% cho rằng do giảm tiết insulin.
Bảng 3.5. Kiến thức của cán bộ y tế về chăm sóc dinh dưỡng cho
bệnh nhân đái tháo đường
Số lượng Tỷ lệ% Giai đoạn bệnh chịu ảnh hưởng của dinh dưỡng nhiều nhất
Đường huyết cao 7 35,0
Đường huyết trung bình 2 10,0
Đường huyết thấp 11 55,0
Những nội dung tư vấn phòng đái tháo đường
Kiểm soát cân nặng 19 95,0
Không bia, rượu, thuốc lá 18 90,0
Thể dục thể thao 19 95,0
Chế độ ăn 20 100
Số bữa so với người khỏe Nhiều hơn 2 10,0 Ít hơn 18 90,0 Cần hạn chế Lipid 0 0 Glucid 20 100 Protid 0 0
Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy: Có 55% cán bộ y tế cho rằng giai đoạn đường huyết thấp là giai đoạn chịu ảnh hưởng của dinh dưỡng nhiều nhất; chỉ có 10% CBYT cho là giai đoạn đường huyết trung bình. 100% CBYT đều tư vấn chế độ ăn cho người bệnh; 95% CBYT tư vấn cần phải kiểm soát cân nặng, luyện tập thể dục thể thao để phòng chống ĐTĐ type 2. Khi được hỏi về chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ, 90% CBYT cho rằng nên ăn ít bữa hơn so với người khỏe; chỉ có 10% cho rằng nên ăn nhiều bữa hơn. Tuy nhiên, 100% CBYT nhất trí trong việc cần phải hạn chế lượng glucid trong chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ type 2.
Biểu đồ 3.1. Thái độ của cán bộ y tế trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường (%)
Từ kết quả biểu đồ trên cho thấy: 100% CBYT cho rằng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cần được coi trọng khi chăm sóc người bệnh ĐTĐ type 2 trong đó đồng ý ở mức độ cao là 80%.
Về quan điểm “mọi trường hợp đều cần áp dụng quy trình chăm sóc dinh dưỡng đối với người bệnh ĐTĐ type 2” thì có đến 85% CBYT tỏ thái độ đồng ý, trong đó nhất trí cao là (65%); vẫn có 15% CBYT phản đối với ý kiến trên.
100% CBYT đồng ý về vai trò quan trọng của điều dưỡng viên trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ, tỷ lệ đồng ý cao là 45%.
Bảng 3.6. Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia quy trình chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường type2
Số lượng Tỷ lệ% Tỷ lệ cán bộ y tế kiểm tra nhân trắc cho bệnh nhân ĐTĐ
Có cân bệnh nhân 10 50,0
Có đo chiều cao bệnh nhân 10 50,0
Tỷ lệ cán bộ y tế thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ Kết luận tình trạng dinh dưỡng 7 35,0
Chỉ định chế độ ăn bệnh lý 16 80,0
Giải thích 18 90,0
Xây dựng chế độ ăn 15 75,0
Một số nội dung cán bộ y tế thực hiện trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng bệnh nhân ĐTĐ
Thực hiện y lệnh thuốc 20 100
Theo dõi biến chứng 18 90,0
Hướng dẫn chế độ ăn 19 95,0
Khác 0 0
Nội dung tư vấn khi bệnh nhân đái tháo đường ra viện Theo dõi, kiểm soát đường huyết 20 100
Chế độ luyện tập 20 100
Chế độ ăn 20 100
Khác 0 0
Từ kết quả bảng 3.6 cho thấy: 50% CBYT đã từng tham gia kiểm tra nhân trắc cho bệnh nhân ĐTĐ type 2; 35% CBYT có đưa ra kết luận về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh; 80% có đưa ra chỉ định chế độ ăn bệnh lý; 75% có xây dựng chế độ ăn và 90% CBYT tiến hành giải thích cho người bệnh.
100% CBYT có thực hiện y lệnh thuốc trong quy trình chăm sóc; 95% có theo dõi chế độ ăn và 90%có theo dõi biến chứng và đặc biệt là 100% CBYT có tư vấn về việc theo dõi, kiểm soát đường huyết, chế độ ăn và luyện tập cho bệnh nhân khi xuất viện.
Bảng 3.7. Tần suất thực hiện hội chẩn và tư vấn dinh dưỡng của cán bộ y tế
n
Thường
xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
(%) (%) (%)
Hội chẩn - LKH 20 10,0 40,0 50,0
Tư vấn trực tiếp 20 55,0 45,0 0
Tư vấn người nhà 20 45,0 55,0 0
Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy: Có tới 50% cán bộ y tế không thực hiện việc hội chẩn – lập kế hoạch cho bệnh nhân, tỷ lệ thỉnh thoảng là 40% và thường xuyên chỉ có 10%.
Trong số các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân thì việc tư vấn nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất, 85% thỉnh thoảng và thường xuyên là 15%. Việc tư vấn trực tiếp và tư vấn người nhà bệnh nhân được thực hiện thường xuyên là 55% và 40%.
Biểu đồ 3.2. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế đã được tập huấn và tỷ lệ có nhu cầu tập huấn chăm sóc dinh dưỡng.
Từ kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy: Tỷ lệ cán bộ đã được tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng tương đối ít chỉ chiếm 25%, trong khi tỷ lệ cán bộ y tế có nhu cầu tập huấn là tương đối cao (85%).
Biểu đồ 3.3. Mức độ phối hợp với khoa Dinh dưỡng – tiết chế
Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy: Mức độ phối hợp của điều dưỡng viên với khoa dinh dưỡng - tiết chế rất thấp; có tới 95% không liên hệ với khoa dinh dưỡng - tiết chế, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ 5% là thỉnh thoảng có liên hệ với khoa dinh dưỡng - tiết chế và tỷ lệ thường xuyên liên hệ với khoa dinh dưỡng - tiết chế là 0%.
Bảng 3.8. Số bữa ăn, chế độ ăn uống của bệnh nhân
Giới Thói quen DD
Nam (n=83) Nữ (n=77) Chung (n=160)
SL % SL % SL %
Số bữa ăn hàng ngày
3 bữa 59 71,1 57 74,0 116 72,5 4 bữa 14 16,9 17 22,1 31 19,4 5 bữa 10 12,0 3 3,9 13 8,1 Ăn đúng giờ Có 39 47,0 28 36,4 67 41,9 Không 44 53,0 48 62,3 92 57,5 Người chọn chế độ ăn Tự chọn 55 66,3 51 66,2 106 66,2 CBYT 2 2,4 2 2,6 4 2,5
Người nhà 26 31,3 24 31,2 50 31,2 Nơi cung cấp bữa ăn
Khoa DD 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Mua quán ăn 66 79,5 68 88,3 134 83,8
Người nhà 17 20,5 9 11,7 26 16,2
Từ kết quả bảng trên cho thấy: Đa số bệnh nhân mắc ĐTĐ thực hiện chế độăn như người khỏe mạnh 3 bữa/ngày (72,5%), tỷ lệ ở nam là 71,1% và tỷ lệ ở nữ là 74%. Tỷ lệ bênh nhân chia nhỏ thành 5 bữa/ngày rất ít (8,1%) và gặp ở nam nhiều hơn nữ (nam 12% và nữ 3,9%).
Mới chỉ có 41,9% đối tượng thực hiện ăn uống đúng giờ, tỷ lệ ở nam giới là 47%, ở nữ giới là 36,4%. Đối tượng thường tự mình tiến hành chọn chế độ ăn (66,2%) hoặc nhờ người thân chọn hộ (31,2%); tỷ lệ cán bộ y tế chọn chế độ ăn cho người bệnh còn thấp (2,5%). Bữa ăn được cung cấp chủ yếu là nhờ hệ thống những quán ăn bên ngoài bệnh viện (83,8%).
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type2 được kiểm tra nhân trắc, thông báo tình trạng dinh dưỡng
và hướng dẫn chế độ ăn Giới Nội dung Nam (n=83) Nữ (n=77) Chung (n=160) SL % SL % SL %
Được cân đo 30 36,1 36 46,8 66 41,2
Được BS thông báo TTDD 54 65,1 56 72,7 110 68,8 Được ĐD thông báo TTDD 5 6,0 4 5,2 9 5,6 Không được thông báo TTDD 25 30,1 18 23,4 43 26,9 Được BS hướng dẫn chế độ ăn 45 54,2 38 49,4 83 51,9 Được ĐD hướng dẫn chế độ ăn 67 80,7 66 85,7 133 83,1 Không được hướng dẫn chế độ ăn 3 3,6 3 3,9 6 3,8
Từ kết quả bảng 3.9 cho thấy: Có 41,2% bệnh nhân vào viện đã được cân, đo. Tỷ lệ nữ là 46,8%, nam là 36,1%). Đối tượng thường được bác sỹ
điều trị thông báo về tình trạng dinh dưỡng của bản thân (68,8%); đôi khi làm việc này có thể là điều dưỡng phụ trách buồng (5,6%). Không có trường hợp nào là cán bộ dinh dưỡng.
Tại bệnh viện đa khoa Hưng Yên, bênh nhân ĐTĐ thường nhận được hướng dẫn chế độ ăn từ điều dưỡng và bác sỹ điều trị (tỷ lệ lần lượt là 83,1% và 51,9%). Tuy nhiên, vẫn có 3,8% đối tượng chưa nhận được hướng dẫn này và tập trung chủ yếu ở nữ (3,9%).
Bảng 3.10. Thời điểm, nội dung và hình thức tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường type2
Giới Tư vấn dinh dưỡng
Nam (n=83) Nữ (n=77) Chung (n=160)
SL % SL % SL %
Thời điểm tư vấn
Nhập viện 35 42,2 38 49,4 73 45,6
Điều trị 59 71,1 59 76,6 118 73,8
Ra viện 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Cách tư vấn
Rất kỹ và hiểu 78 97,5 71 95,9 149 96,8 Nhanh quá không hiểu 2 2,5 1 1,4 3 1,9
Nội dung tư vấn
Thức ăn nên - không nên dùng 76 91,6 72 93,5 148 92,5 Vai trò chế độ ăn ĐTĐ 53 63,9 61 79,2 114 71,2 Chế độ luyện tập. 29 34,9 31 40,3 60 37,5 Từ kết quả bảng trên cho thấy: 45,6% bệnh nhân nhận được tư vấn dinh dưỡng ngay khi nhập viện, số bệnh nhân nhận được tư vấn trong quá trình điều trị là 73,8%. Không có đối tượng nào nhận được tư vấn khi xuất viện.
Chỉ có 1,9% đối tượng cho rằng quá trình tư vấn quá nhanh và bản thân chưa kịp nắm bắt thông tin, còn lại 96,8% đối tượng đều thấy quá trình tư vấn
rất tốt và bản thân hiểu kỹ. Nội dung tư vấn chủ yếu đề cập đến những thực phẩm nên ăn hay không nên ăn (92,5%); vai trò của chế độ ăn trong bệnh lý ĐTĐ (71,2%) cũng như chế độ luyện tập (37,5%).
3.3. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân đáitháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.11. Cân nặng, chiều cao trung bình của đối tượng theo giới và nhóm tuổi (n=160)
Biến số Cân nặng Chiều cao
X ±SD X ±SD Giới tính Nam (n=83) 54,9±8,2 164,7±4,4 Nữ (n=77) 51,8±5,8 154,8±3,4 Nhóm tuổi 30 - 50 tuổi (n=43) 53,37±8,1 160,9±6,2 51 - 60 tuổi (n=117) 53,44±7,0 159,6±6,4 Chung (n=160) 53,4±7,3 159,9±6,4
Từ kết quả bảng 3.11 cho thấy đối tượng nghiên cứu có cân nặng trung bình là 53,4±7,3 kg,và chiều cao trung bình là 159,9 ± 6,4 cm. Trong đó:
Cân nặng trung bình của nam giới là 54,9±8,2 kg, cao hơn của nữ là 51,8 ± 5,8 kg. Chiều cao trung bình của nam là 164,7 ± 4,4 cm cũng cao hơn chiều cao trung bình ở nữ là 154,8 ± 3,4 cm.
Cân nặng trung bình của những bệnh nhân trong nhóm 51 - 60 tuổi là 53,44 ± 7,0 kg, cao hơn so với những bệnh nhân trong nhóm 30 - 50 tuổi là 53,37 ± 8,1kg. Tuy nhiên, chiều cao trung bình của những bệnh nhân trong nhóm 51 - 60 tuổi là 159,6 ± 6,4 cm lại thấp hơn chiều cao trung bình của nhóm bệnh nhân 30 - 50 tuổi.
Bảng 3.12. Giá trị trung bình cân nặng (kg) và chiều cao (cm)
theo giới và nhóm tuổi
Nhóm tuổi Nam (n=83) Nữ (n=77)
n SD n SD
Giá trị trung bình cân nặng (kg)
30 - 50 tuổi (n=43) 27 54,6 9,1 16 51,3 5,9 51 - 60 tuổi (n=117) 56 55,1 7,8 61 52,9 5,8
Chung 83 54,9 8,2 77 51,8 5,8
p >0,05 >0,05
Giá trị trung bình chiều cao (cm)
30 - 50 tuổi (n=43) 27 164,2 4,3 16 155,3 4,7 51 - 60 tuổi (n=117) 56 165,0 4,6 61 154,6 3,0
Chung 83 164,7 4,5 77 154,8 3,4
p >0,05 >0,05
Từ kết quả bảng 3.12 cho thấy: Cả cân nặng và chiều cao trung bình của những đối tượng trên 50 tuổi đều cao hơn so với những đối tượng từ 30 - 50 tuổi ở cả 2 giới. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.13. Giá trị trung bình BMI và giá trị trung bình WHR theo giới và nhóm tuổi (n=160)
Nhóm tuổi Nam (n=83) Nữ (n=77)
n SD n SD
Giá trị trung bình BMI theo giới và nhóm tuổi
30 - 50 tuổi (n=43) 27 20,2 3,2 16 21,2 2,0 51 - 60 tuổi (n=117) 56 20,2 2,5 61 21,7 2,4