Tình hình nghiên cứu betacyanin và pectin trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly betacyanin và pectin từ vỏ thanh long ruột đỏ (hylocereus polirhizus) bằng phương pháp trích ly hai pha nước (Trang 48 - 49)

Betacyanin có trong nhiều các loại thực vật như thanh long, xương rồng, củ cải đường, rau dền,…đây là một nguồn nguyên liệu dồi dào để trích được betacyanin. Việt Nam hiện cũng có một số nghiên cứu về phương pháp trích ly betacyanin từ các nguồn thực vật bằng các phương pháp khác nhau. Nhưng các nghiên cứu đa phần trên nguyên liệu là củ dền, tuy nhiên vỏ thanh lỏng cũng là một nguồn nguyên liệu chứa sắc tố betacyanin. Mạc Xuân Hoa đã trích ly betacyanin từ vỏ thanh long ruột trắng bằng phương pháp vi sóng và siêu âm. Với phương pháp vi sóng, hiệu quả trích ly betacyanin cao nhất 0.456 mg/100g được xác định ở thời gian 30 giây và mức năng lượng 600 W. Đối với trích ly siêu âm được được hiệu quả là 0.409 mg/100 g trong thời gian 10 phút và mức năng lượng 187.5 W (Mạc Xuân Hoa & cộng sự, 2017). Hầu hết các nghiên cứu trích ly betacyanin đều từ vỏ thanh long ruột trắng với kỹ thuật trích ly với dung môi lỏng thông thường. Hiện tại đã có nghiên cứu trích ly betacyanin bằng phương pháp ATPE từ vỏ thanh long ruột đỏ, vỏ thanh long ruột đỏ có màu hấp dẫn chứa các sắc tố betacyanin và là một nguồn nguyên liệu phụ thu dồi dào để trích ly betacyanin. Theo nghiên cứu của Trần Minh Tiến đã tiến hành trích ly betacyanin từ vỏ

thanh long ruột đỏ bằng hệ thống hai pha nước ethanol-amonium sulfate, kết quả thu được hiệu suất thu hồi betacyanin đạt 85,07±1,16% tương ứng với hàm lượng betacyanin thu được là 6,16 mg.L-1 với các điều kiện trích ly tối ưu (Trần Minh Tiến, 2018). Đây là phương pháp mới ít được tiến hành nghiên cứu ở Việt Nam nhưng với phương pháp này sẽ nâng cao hiệu suất trích ly cũng như tinh sạch hợp chất hơn so với các phương pháp thông thường.

Nhờ những ứng dụng phổ biến trong cả y học và công nghệ thực phẩm, pectin được nhiều nước trong đó có Việt Nam quan tâm và nghiên cứu sử dụng. Một số công trình nghiên cứu trích ly pectin bước đầu đã đem lại thành công nhất định. Đó là nghiên cứu của Trần Thị Định trong nghiên cứu tối ưu hóa hóa các điều kiện trích ly pectin từ vỏ thanh long: với dung môi trích ly là acid citric 40% tại pH = 3.5, kích thước nguyên liệu ≤ 1 mm, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu là 34.23/1 (v/w), nhiệt độ trích ly là 85ºC, thời gian trích ly là 35 phút, hiệu suất pectin thu được sau cùng là 13.8% (Trần Thị Định, 2016). Ở một nghiên cứu khác của Bùi Anh Võ cùng cộng sự về trích ly pectin bằng cách sử dụng dung dịch acid H2SO4, bột vỏ được rây qua rây có kích thước 0.7×0.7 mm, tỉ lệ dung môi/bột vỏ là 19/1, nhiệt độ trích ly là 100ºC, thời gian trích ly là 1 giờ tại pH = 1, kết quả báo cáo rằng hiệu suất đạt 17.06% (Bùi Anh Võ & Nguyễn Đức Lượng, 2009). Trong nghiên cứu trích ly pectin được thực hiện đồng thời với tách sắc tố chlorophyll, hiệu suất trích ly pectin thu được đạt 9.63%, mức độ ester hóa là 77.11%, đã được Tạ Duy Tiến cùng cộng sự thực hiện trên lá dây hoàng thanh

Cocculus sarmentosus trong điều kiện sử dung dịch acetone 90% để thu được phần rắn dùng

để trích ly pectin và xử lý với HCl pH=3 tại 75 - 85ºC. (Tạ Duy Tiên & cộng sự, 2008). Những nghiên cứu trên đây đã đặt những nền tảng cơ bản cho ngành công nghiệp trích ly pectin tại nước ta.

Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có nghiên cứu vừa trích ly betacyanin và pectin, trong khi nếu sử dụng phương pháp ATPE có thể thu nhận được pectin từ pha dưới, betacyanin ở pha trên. Chính vì thế đây là một phương pháp cần được quan tâm để có thể mở rộng phương pháp nghiên cứu nhằm trích ly đồng thời được nhiều nhóm hợp chất có giá trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly betacyanin và pectin từ vỏ thanh long ruột đỏ (hylocereus polirhizus) bằng phương pháp trích ly hai pha nước (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)