Phương pháp xác định một số chỉ tiêu của nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly betacyanin và pectin từ vỏ thanh long ruột đỏ (hylocereus polirhizus) bằng phương pháp trích ly hai pha nước (Trang 56 - 57)

Phương pháp xác định tỷ lệ khối lượng các thành phần của quả thanh long

Quả thanh long được rửa sạch và lau khô. Tỷ lệ khối lượng các thành phần của quả thanh long được xác định như sau:

- Cân quả được khối lượng tổng là m.

- Tiến hành tách vỏ quả, cân ruột quả được khối lượng là m1.

- Phần vỏ bên ngoài, tiến hành cắt bỏ cuốn, đầu, gai, các chổ không có màu. Sau đó cân được khối lượng là m2.

- Cân phần bỏ đi để được khối lượng là m3.

Kết quả tỷ lệ khối lượng các thành phần được tính như sau:

% 𝑡ℎị𝑡 𝑞𝑢ả = 𝑚1 𝑚 × 100% (2.1) %𝑣ỏ =𝑚2 𝑚 × 100% (2.2) % 𝑏ỏ đ𝑖 = 𝑚3 𝑚 × 100% (2.3)

Phương pháp xác định thành phần của vỏ thanh long Xác định hàm lượng nước

Nguyên tắc: Mẫu được sấy ở một nhiệt độ xác định, cho đến khi đạt khối lượng không đổi. Từ khối lượng hao hụt trước và sau khi sấy, tính được hàm lượng nước có trong mẫu.

Cách tiến hành: (Nielsen, 2010)

Rửa sạch 3 đĩa petri sau đó đem sấy ở nhiệt độ 60-70oC trong vòng 30 phút. Để nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân được khối lượng mpt.

Mẫu được cắt với lát mỏng cho vào 3 đĩa petri, ghi nhận được số liệu khối lượng của cả đĩa petri và mẫu (mt). Khối lượng mẫu (mm) được tính toán:

mm = mt – mpt (2.4)

Tiến hành sấy mẫu ở 110ºC đến khi khối lượng không đổi, sau đó lấy ra bỏ vô bình hút ẩm. Cân khối lượng cả đĩa và mẫu sau sấy (ms).

Hàm lượng nước của nguyên liệu được tính theo công thức:

%𝑛ướ𝑐 =𝑚𝑡−𝑚𝑠

𝑚𝑚 × 100 (2.5)

Trong đó: mm, mt, ms lần lượt là khối lượng mẫu, khối lượng mẫu và đĩa trước sấy,

khối lượng mẫu và đĩa sau khi sấy.

Xác định hàm lượng betacyanin trong các mẫu trích ly (Lim & cộng sự, 2011)

Bước sóng hấp thụ cực đại của betacyanin được xác định là 538 nm (J. Chandrasekhar, 2013). Sử dụng nước cất làm dung dịch pha loãng. Hàm lượng betacyanin được tính theo công thức sau:

Hàm lượng betacyanin (mg.L-1) sẽ được tính thông qua (2.6): 𝐶 =𝐴×(𝑀𝑊)×(𝐷𝐹)×1000

𝜀×𝐿 (2.6)

Trong đó:

A : Độ hấp thụ ở bước sóng hấp thụ cực đại (độ hấp thụ cực đại); MW: Khối lượng phân tử betacyanin, MW = 550 g.mol-1;

DF : Độ pha loãng;

ε : Hệ số hấp thụ, ε = 6.5 ×104 L. mol-1.cm-1 L : Bề dày cuvette, L = 1 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly betacyanin và pectin từ vỏ thanh long ruột đỏ (hylocereus polirhizus) bằng phương pháp trích ly hai pha nước (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)