Định hướng nghiên cứu trích ly từ vỏ thanh long ruột đỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly betacyanin và pectin từ vỏ thanh long ruột đỏ (hylocereus polirhizus) bằng phương pháp trích ly hai pha nước (Trang 50 - 53)

Việc trích ly betacyanin từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau đã rất phổ biến bằng nhiều kỹ thuật trích ly khác nhau. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu đều tập trung trên nguyên liệu củ cải đường. Mặc khác với nguyên liệu củ cải đường chứa một hàm lượng

nitrate và nitrite đáng kể là điều kiện để hình thành các nitrosamine gây ưng thư. Vì vậy cần phải tốn chi phí loại bỏ lượng nitrite, tuy nhiên việc làm giảm hàm lượng nitrite là một trở ngại lớn. Trong khi đó thanh long ruột đỏ được phát hiện là một nguồn nguyên liệu chứa betacyanin dồi dào với một hàm lượng lớn betacyanin cả trong thịt quả và vỏ của thanh long ruột đỏ (35.95 ± 3.48 mg.100 g-1) (Tấn & Hằng, 2014). Với nguồn nguyên liệu là thanh long ruột đỏ, phần quả thịt được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại thực phẩm như mứt, nước ép,…tuy nhiên phần vỏ thanh long được coi là phụ phẩm dư thừa từ sản xuất và thường được dùng để làm phân bón hữu cơ mặc dù phần vỏ cũng chứa một lượng betacyanin. Do đó, có thể tận dụng triệt để phần vỏ để làm nguồn nguyên liệu trích ly betacyanin và một số thành phần hữu ích có trong vỏ thanh long như là chất xơ không hòa tan, pectin, đường,…Với nhu cầu ngày càng tăng của các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm (Pilnik, 1990), dẫn đến tổng lượng pectin tiêu thụ trên toàn thế giới vượt ngưỡng 20000 tấn mỗi năm (Ptichkina & cộng sự, 2008).

Vỏ thanh long ruột đỏ được đánh giá là một nguyên liệu có giá trị cao cho các công trình chiết xuất vì giá trị dinh dưỡng cũng như màu sắc bắt mắt của chúng, đặc biệt là pectin (Tang & cộng sự, 2011). Vỏ thanh long không chỉ chứa betacyanin mà còn chứa một lượng pectin đáng kể, một thành phần có thể thu được từ phương pháp ATPE khi sử dụng để trích ly chất màu. Với việc betacyanin sẽ tan và có xu hướng chuyển lên pha trên thì pectin lại có xu hướng chuyển xuống pha dưới. Chính vì thế thật lãng phí khi trích ly chỉ lấy đi pha chứa chất màu mà bỏ đi một lượng pectin từ pha dưới.

Trích ly hai pha nước mặc dù đã được phát triển từ rất lâu, tuy nhiên tính ứng dụng của chúng đối với các chất có hoạt tính sinh học vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, đặc biệt các nghiên trong nước còn rất hạn chế. Mặc dù hương pháp ATPE có nhiều ưu điểm so với các kỹ thuật trích ly truyền thống vì chúng đem lại nhiều sự cải tiến và an toàn khi áp dụng với các phần tử sinh học (Cooper & cộng sự, 2006). Thêm vào đó, chúng còn được chứng minh về tính đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, chi phí thấp, có khả năng được ứng dụng trên quy mô lớn (Johanson, 1986). Từ các thông tin thu thập từ các báo uy tín nước ngoài về phương pháp trích ly hai pha nước, cũng như tính chất của pectin và betacyanin có trong vỏ thanh long ruột đỏ, đề tài thực hiện trích ly pectin và betacyanin bằng phương pháp trích ly hai pha nước.

Từ những nhận định trên, chúng tôi đưa ra hướng nghiên cứu như sau:

-Nghiên cứu phương pháp trích ly betacyanin và pectin bằng phương pháp trích ly hai pha nước ATPE với hệ PEG/muối trên nguyên liệu vỏ thanh long ruột đỏ (H.

polyrhizus);

-Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các điều kiện trích trong hệ để lựa chọn điều kiện trích ly tối ưu;

-Nghiên cứu điều kiện bảo quản dịch trích betacyanin sau khi trích ly để đưa ra điều kiện bảo quản thích hợp;

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình trích ly betacyanin và pectin từ vỏ thanh long ruột đỏ (hylocereus polirhizus) bằng phương pháp trích ly hai pha nước (Trang 50 - 53)