Nhận diện và xác định trọng số cho các KPIs

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần việt séc (Trang 66 - 68)

5. Bố cục

2.4.4. Nhận diện và xác định trọng số cho các KPIs

Các chỉ số đã được chúng ta xác định ở Bảng 2.4. Trọng số của các chỉ số đo lường KPIs được xác định như sau:

- Những chỉ số được đánh giá 5: Là những KPI rất quan trọng , ảnh hưởng trực tiếp đến các KPI khác và các mục tiêu chiến lược của công ty

- Những chỉ số được đánh giá 4: Cũng là những KPI quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu chiến lược của công ty tuy nhiên tác động của nó vẫn có sự yếu hơn những KPI được đánh giá 5

- Và những KPI được đánh giá từ mức trung bình và thấp hơn là những chỉ tiêu có mức độ ảnh hưởng thấp hoặc gián tiếp đến các mục tiêu chiến lực cũng như không gây tác động lên những KPI còn lại.

Bước tiếp theo sẽ thực hiện khảo sát các Trưởng phòng và phó phòng tại các bộ phận của công ty nhằm xem xét và đánh giá trọng số cho các chỉ tiêu tức là mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu này đến các mục tiêu chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Sau khi thống kê tất cả ý kiến của 5 trưởng phòng và 5 phó phòng của các bộ phận cũng như tình hình thực tế. Các chỉ số đo lường được phân loại về mức độ quan trọng như sau:

Mức độ quan trọng Rất ít quan trọng Rất quan trọng

Bảng 2.8: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ số đo lường với các mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Việt - Séc

Phương diện

BSC Các mục tiêu chiến lược

Điểm đánh giá

TÀI CHÍNH

F1: Gia tăng Lợi nhuận 5 F2: Mức độ tăng trưởng doanh thu từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ 5

F3: Lợi nhuận trên Tổng tài sản mục tiêu đề ra 5 F4: Lợi nhuận trên Vốn chủ sỡ hữu mục tiêu đề ra 5 F5: Tỷ số lợi nhuận trên Doanh thu 5

KHÁCH HÀNG

C1: Tăng số lượng khách hàng mới 4 C2: Giữ chân được khách hàng truyền thống 5 C3: Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng 5

QUY TRÌNH NỘI BỘ Quá trình hoạt động

I1: Giảm thời gian xử lí đơn hàng và đẩy nhanh tiến

độ thi công 4

I2: Giảm hao hụt Nguyên vật liệu trong sản xuất 3 I3: Giảm thiểu các rủi ro và sự cố trong tác nghiệp 4

Quá trình đổi mới

I4: Số các cải tiến mới được áp dụng 3 I5: Phát triển hơn nữa mảng Thiết kế và Tư vấn nội

thất 4 Quá trình sau bán hàng

I6: Giảm thời gian từ lúc xuất hàng đến lúc thanh toán 4 I7: Gia tăng các chương trình sau bán hàng đối với

khách hàng 3

HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN

L1: Nâng cao kỹ năng quản lí cho các cấp Lãnh đạo 5 L2: Nâng cao tay nghề và năng lực cho nhân viên 4 L3: Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên 4 L4: Phát triển các chương trình vì cộng đồng, xã hội 4 L5: Xây dựng Văn hóa công ty ngày

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần việt séc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)