5. Kết cấu đề tài
1.2.3. Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm
1.2.3.1. Khái niệm
Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục
đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng ở trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Đặc điểm của trái phiếu chính phủlà không có rủi ro thanh toán và có độthanh khoản cao. Do đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là căn cứ chuẩn ấn định mức lãi suất của các công cụnợ khác có cùng kỳhạn1
1.2.3.2. Phân loại
Trái phiếu kho bạc (Treasury bonds): do Kho bạc thay mặt Chính phủ phát hành để huy động vốn dài hạn nhằm tài trợ cho Chi tiêu Ngân sách nhà nước. ỞMỹ, trái phiếu kho bạc có hai loại là Treasury note với thời hạn trên 1 năm và không quá 10 năm và Treasury bond với thời hạn trên 10 năm. ỞViệt Nam, trái phiếu kho bạc thường có thời hạn 2 và 5 năm.
Công trái nhà nước (State bonds): là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, được phát hành từng đợt, không thường xuyên. Loại này khá được ưa chuộng vì không có rủi ro, mặc dù lãi suất tương đối thấp nhưng lại không phải chịu thuế.
Công trái ở Việt Nam được phát hành không phải nhằm vay vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách mà để động viên người dân cho Chính phủ vay vốn để đầu tư vào các dựán, công trình phục vụ cho lợi ích chung của cảxã hội. Vì vậy mà công trái ở Việt Nam có tên gọi là Công trái xây dựng tổ quốc. Trước đây, công trái ở Việt Nam thường có mức lãi suất thấp nên không hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng gần đây, mức lãi suất đãđược điều chỉnh hợp lý hơn nhằm trước hết là đối phó với rủi ro mất giá đồng tiền do lạm phát. Ví dụ Công trái Giáo dục được phát hành năm 2005. Công trái Giáo dục có thời hạn 5 năm, lãi suất 8.2%/năm. Tiền gốc và lãi
1(Theo Thị trường trái phiếu (Bond market)– tổng quan về bốn bộ phận cấu thành thị trường tài chính–M.Pearlie)
công trái được thanh toán 1 lần khi đáo hạn (sau 60 tháng) tại các Kho bạc Nhà nước. Như vậy tổng lãi suất của cả 5 năm sẽlà 41%.
Công trái giáo dục được phát hành theo hai hình thức: chứng chỉ không ghi tên, intrước mệnh giá gồm 11 loại từ mệnh giá 50.000 đồng đến 100 triệu đồng. Loại chứng chỉ có ghi tên, không in trước mệnh giá sửdụng đối với các cá nhân, tổ chức mua công trái có giá trịtừ50 triệu đồng trởlên (tối đa là 10 tỷ đồng).