Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu đề tài

1.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Bắt kịp đà nghiên cứu về ảnh hưởng các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK

trên thế giới, nhiều bài báo và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam lần lượt được xuất

bản đánh dấu những nỗ lực tiếp cận mô hình kinh tế hiện đại của giới học thuật trong nước.

PGS.TS nguyễn Minh Kiều, Ths. Nguyễn Văn Điệp, Ths. Lê Nguyễn Hoàng Tâm (2013)đã trình bày các cơ sởlý thuyết vềnhữngảnh hưởng của 4 yếu tốkinh tế vĩ mô bao gồm chỉsốgiá tiêu dùng, tỷgiá hối đoái VND/USD, cung tiền và giá vàng đến thị trường chứng khoán. Phương pháp kiểm định ADF được sử dụng để tìm ra trình trạng tồn tại nghiệm đơn vị (a UnitRoot Test) trong tất cả dữliệu của các biến. Từkết quảnghiên cứu cho thấy chuỗi dữliệu ban đầu là không dừng (hay có nghiệm đơn vị). Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuỗi dữliệu đều dừng ở sai phân bậc 1, nghĩa là bậc của các biến là I(1), có ít nhất một mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến được tìm thấy làm cơ sởcho việc áp dụng kỹthuật hồi quy đồng tích hợp đểxác định mối quan hệ trong dài hạn; đồng thời mô hình hiệu chỉnh sai số và kiểm định

nhân quảGranger cho thấy mối quan hệgiữa các biến trong ngắn hạn. Trong dài hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có mối quan hệ nghịch biến đến chỉ số giá chứng khoán, lượng cung tiền M2 và giá vàng trong nước có mối quan hệcùng chiều với chỉ sốgiá chứng khoán; trong khi đó tỷgiá hối đoái lại không cóảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán. Còn trong ngắn hạn, chỉ số giá chứng khoán hiện có mối quan hệvới chỉ sốgiá chứng khoán tháng trước với tương quan cùng chiều và ngược chiều với tỷgiá hối đoái. Kiểm định nhân quảGranger cũng cho thấy tỷgiá hối đoái là nguyên nhân gây ra biến động của chỉsốgiá chứng khoán.

Thủy (2014)đã tập trung nghiên cứuảnh hưởng của các nhân tốvĩ mô gồm lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm, tỷ giá hối đoái (USD/VND) và lạm phát đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam thông qua chỉ số VN-Index của SGDCK TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp vectơ hiệu chỉnh sai số VECM. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tháng từ tháng 1/2006 đến tháng 1/2014. Đề tài đã sửdụng phương pháp kiểm định tính dừng và tiếp đến kiểm định đồng tích hợp cho chuỗi dữliệu của bốn biến trong mô hình, kết quả cho thấy tồn tại ít nhất một vectơ đồng tích hợp giữa các biến trong nghiên cứu. Từ đó, thu được mô hình về mối quan hệtrong dài hạn lẫn ngắn hạn giữa các biến nghiên cứu. Mô hình ước lượng trong dài hạn đã phát hiện ra các nhân tốvĩ mô trên đều có tác động đến chỉsốVN-Index trong dài hạn. Trong đó, lãi suất TPCP kỳhạn 10 năm và lạm phát có mối quan hệtỷlệnghịch đến chỉ số VN-Index; còn tỷgiá hối đoái có mối quan hệtỷlệthuận đến chỉsố Vn-Index. Mô hình ước lượng trong ngắn hạn cho thấy tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam chỉ bị tác động cùng chiều bởi biến động lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm với độtrễlà 1 và 2 tháng. Các biến tỷsuất sinh lợi ở các tháng trước, độbiến động tỷgiá hối đoái và tỷlệlạm phát khôngảnh hưởng đến tỷsuất sinh lợi trên TTCK.

Hà, Lanh, Minh & Anh (2014) sử dụng mô hình ECM và VECM để xác định mối quan hệ giữa các biến vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, cung tiền và giá trị sản lượng công nghiệp có mối quan hệcùng chiều với VNindex ngược lại với lãi suất cho vay và CPI. Ngoài ra, khi xảy

ra cú sốc của các biến kinh tế vĩ mô thì quá trình VN-index điều chỉnh về mức cân bằng khá chậm.

Thủy & Dương (2015) đo lường sự tác động của lạm phát, lãi suất, cung tiền

M2, tỷ giá hối đoái VND/USD, giátrị sản lượng công nghiệp và FDI đến các chỉ số

giá chứng khoán được công bố trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Kết quả

cho thấy trong dài hạn, lạm phát có tác động tiêu cực đến các chỉ số giá chứng

khoán trong khi các biến vĩ mô còn lại có tác động tích cực đến hầu hết các chỉ số

giá chứng khoán trên sàn HOSE trong dài hạn.

Thanh (2016) đã sử dụng mô hình ECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong

dài hạn, giá dầu thô thế giới và hai chỉ số chứng khoán chính đại diện cho hai nền

kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới là Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng dương đến TTCK Việt Nam, trong khi đó, giá vàng trong nước lại có ảnh hưởng âm đến

TTCK Việt Nam. Trong ngắn hạn, chỉ số giá chứng khoán VNindex và HNX-index

đều chịu ảnh hưởng của chính nó một tháng trước đó với tương quan dương, riêng

HNX-index còn chịu ảnh hưởng của giá vàng một tháng trước với tương quan dương

và giá dầu thô thế giới với tương quan âm. Thị trường chứng khoán Việt Nam mất

khoảng từ 3 – 5 tháng để điều chỉnh về cân bằng dài hạn khi có cú sốcxảy ra.

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)