5. Kết cấu đề tài
3.1.1. Mô hình trong dài hạn
LVNI = 31.29934 –0.70701*LCPI + 0.112270*LIPI –3.444491*LREER + 0.472119*LM2–0.731956*LINT
Mô hình trên cho thấyở dài hạn, tất cảcác biến số có dấu của các hệsố ước lượng là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và so với kỳvọng ban đầu14
Thứ nhất, hệ số ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số VN-Index là –0.70701, chứng tỏlạm phát cóảnh hưởng tiêu cựcđến giá cổphiếu trên TTCK.Theo đó, nếu lạm phát tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán sẽgiảm đi 0.71%. Điều này phản ánh đúng thực trạng TTCK Việt Nam trong thời gian qua và hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết. Lạm phát tăng thường đi kèm với chính sách tín dụng thắt chặt, việc tiếp cận nguồn vốn của các NĐTchứng khoán sẽ khó khăn hơn. Hoạt động của các DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Mặt khác, khi lạm phát tăng, chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng tăng lên, lợi nhuận kỳvọng của DN trong tương lai bị định giá thấp, dẫn tới giảm sự sôi động trên TTCK. Hơn nữa, sự tăng lên của lạm phát có thểtác động tiêu cực đến tâm lýNĐT, làm cho TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức đầu tư an toàn khác. Như vậy, rõ ràng lạm phát tăng sẽ kéo theo sự sụt giảm của giá cổ phiếu trên TTCK. Kết luận này tương đồng với các nghiên cứu trước của Komain (2009), Nadeem và Hussain (2009), Nader và Alraimony (2012).
Thứ hai, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm với chỉ số VN-Index, giống với các nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài. Theo đó, độ co giãn của biến vĩ mô này với chỉ số VN-Index là -0.731956,
nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, cứ 1% giảm đi của lãi suất TPCP làm cho cổ phiếu trên TTCK tăng hơn 0.73% và ngược lại. Mối quan hệ này thểhiện rất rõ ràng trong gầnhai năm trởlại đây, khi mà lãi suất giao dịch TPCP kỳ hạn 10 năm liên tục giảm từ6.94% vào tháng 4/2016 xuống chỉcòn 5.05% vào cuối tháng 12/2017 thì giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam lại khởi sắc hơn rất nhiều. Điều này có thể được giải thích theo lý thuyết về lượng cầu tài sản. Đó là khi lãi suất thấp, những NĐT trước đây đã mua trái phiếu nhằm tìm kiếm sự an toàn thường có xu hướng bán trái phiếu để tìm kiếm thu nhập cao hơn từ TTCK. Hơn nữa, lãi suất TPCP thường cóảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu và thông qua đó tác động làm thay đổi các loại lãi suất khác trên thị trường. Có thể thấy khi lãi suất TPCP giảm thì đồng nghĩa với lãi suất cho vay đối với khách hàng cũng giảm xuống. Lúc này các khoản vay trở nên rẻ hơn, không chỉgiúp cho các cá nhân và tổ chức dễdàng vay tiềnđể đầu tư vào cổ phiếu mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng sản xuất và thu được lợi nhuận cao. Do vậy, giá cổ phiếu trên TTCK sẽ tăng lên. Ngược lại, lãi suất TPCP tăng sẽ gây khó khăn cho NĐT trong việc tiếp cận vốn cũng như tác động tiêu cực đến hoạt động của DN, từ đó làm cho chỉ sốVN-Index sụt giảm. Ngoài ra, hiện tượng tâm lý đầu tư theobầy đàn và tâm lý chi phối hành vi của nhà đầu tư trên TTCK khá mạnh mẽ càng khiến cho chỉ sốgiá chứng khoán sụt giảm khi có các tín hiệu bất ổn của kinh tếvĩ mô như lãi suất tăng. Đề tài của Nousheen Zafar, Syeda Faiza Urooj và Tahir Khan Durrani (2008) cũng có kết luận tương tựvềmối quan hệtỷlệnghịch giữa lãi suất và giá cổ phiếu trên thị trường Mỹvà Hàn Quốc.
Thứba, hệsố ảnh hưởng của tỷgiá USD/VND là –3.444491 < 0 cho thấy sự thay đổi trong tỷ giá bình quân USD/VND trên thị trường liên ngânhàng có tương quan tỷlệnghịch với chỉsốVN-Index. Cụthể, khi tỷgiá hối đoái tăng1%, tức USD tăng giá hay VND giảm giá 1%, sẽlàm cho chỉ sốVN-Index giảm xuống 3.4%. Mối quan hệnàyđúng với giảthuyếttương quan âm đãđặt raởphần cơ sởlý luận. Xét ở khía cạnh thương mại quốc tế, khi tỷ giá tăng hoạt động xuất khẩu sẽthuận lợi hơn nhập khẩu. Mà Việt Nam được xem là một nước khá nổi trội trong hoạt động nhập
khẩu khi luônở trong tình trạng nhập siêu trong hơn 10 năm từ 2006 – 2015 (riêng năm 2016 xuất siêu 2.5 tỉ USD, 2017 xuất siêu 2.7 tỉ USD) và yết giá trực tiếp nên điều này sẽ gây ra tác động tỷlệnghịch đến giá cổphiếu.
Biểu đồ2.12: Tình hình biến động kim ngạch xuất, nhập khẩugiai đoạn 2006- 2015
Nguồn: VnEconomy
Thứ tư, hệsố ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp là 0.112270. Điều này cho thấy khi chỉ sốsản xuất công nghiệp tặng 1% sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng 0.11%. Điều đó hoàn toàn đúng với lý thuyết và thực tiễn khi nền kinh tếtrong giai đoạn phát triểnvà các công ty làm ăn hiệu quả, có lãi, gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Khi đó cổ phiếu của công ty sẽ trở nên hấp dẫn và giá cổ phiếu sẽ tăng. Kết quảtrên cũng phù hợp với nghiên cứu của Sohail và Hussain (2009).
Thứ năm, hệ số ảnh hưởng của cung tiền M2 là 0.472119 cho thấy có sự tương quan dương với giá cổ phiếu trên TTCK. Điều này ngược lại với nghiên cứu của Nader và Alraimony (2012) nhưng giống với kết luận của Nguyễn Minh Kiều (2013). Ta thấy trong giai đoạn từ 2009–2017 chính phủ đã thi hành các chính sách tiền tệ
mởrộng bằng việc tăng lượng cung tiền từ1561466 tỷlên 8161008 tỉ. Khi lượng tiền trong lưu thông tăng thì việc tiêu dung hàng hóa, các tài sản tài chính như chứng khoán sẽ tăng lên làm gia tăngtính thanh khoản và giá cổphiếu trên TTCK.