Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu đề tài

1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán mà đại

diện là chỉ số chứng khoán bắt đầu được các nhà kinh tế học quan tâm và nghiên cứu sau khi Fama và Schwert, hai nhà tiên phong trong lĩnh vực này, chứng minh

rằng giữa các biến kinh tế thực và TTCK có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nousheen Zafar, Syeda Faiza Urooj và Tahir Khan Durrani (2008) đã điều

traảnh hưởng độ biến động của lãi suất đối với lợi nhuận cổ phiếu và độ biến động

của TTCK Karachi từ tháng 1/2002 đến tháng 6/2006. Tác giả đã sử dụng hai mô

hình GARCH (1,1), trong đó, mô hình 1 không có biến đo lường thay đổi của lãi suất và mô hình 2 sử dụng lãi suất để ước lượng trung bình và phương sai có điều

kiện. Nghiên cứu phát hiện lợi nhuận thị trường và phương sai có điều kiện của nó

có quan hệ mật thiết với nhau. Không những thế, lợi nhuận thị trường có mối quan

hệ ngược với lãi suất ở hai thị trường Mỹ và Hàn Quốc.

Bài nghiên cứu “Economic Forces and the Thai Stock Market, 1993-2007”

của tác giả Komain Jiranyakul (2009) đã giải thích mối quan hệ giữa chỉ số giá

chứng khoán với 13 biến kinh tế vĩ mô tại Thái Lan. Dữ liệu được thu thập theo

từng quý từ quý 1 năm 1993 đến quý 4 năm 2007. Kết quả kiểm định cho thấy, các

biến có sự liên kết với nhau và tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số giá chứng

khoán và 4 biến kinh tế vĩ mô: GDP thực, cung tiền, tỷ giá hối đoái danh nghĩa có

hiệu lực và lạm phát. Kết quả của kiểm nghiệm theo mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số VECM đã cho thấy tỷ giá hối đoái danh nghĩa có tác động cùng chiều trong khi

lạm phát có tác động ngược chiều lên giá chứng khoán.

Nadeem Sohail và Zakir Hussain (2009) đã dùng mô hình VECM nghiên cứu ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của chỉ số giá tiêu dùng, tỉ giá hối đoái hiệu dụng

thực, lãi suất tín phiếu kho bạc kì hạn 3 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp, cung

12/2002 đến tháng 6/2008. Nghiên cứu cho thấy CPI tác động tiêu cực lên chỉ số

chứng khoán. Trong khi đó chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái, cung tiền tác động tích cực lên dài hạn.

Nader và Alraimony (2012) xem xét tác động của cung tiền, GDP, CPI, tỷ

giá hối đoái, lãi suất và biến giả biến động chính trị thế giới đến TTCK Jordan từ tháng 1/1999 đến 12/2010. Nghiên cứu cho thấy cung tiền, CPI, tỷ giá hối đoái, lãi suất và biến động chính trị có tương quan ngược chiều với biến động TTCK, ngược

lại tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực đến TSSL của TTCK Jordan.

Issahaku, Ustarz & Domanban (2013) nghiên cứu ảnh hưởng cung tiền, tỷ

giá hối đoái, lãi suất trái phiếu kho bạc, CPI và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ 1995 đến 2010 đến TTCK Ghana. Kết quả cho thấy mối quan hệ dài hạn với CPI,

cung tiền và FDI đến tỉ suất sinh lợi TTCK. Ngoài ra, khi có một cú sốc vĩ mô xuất

hiện thì TTCK Ghana mất gần 20 tháng mới điều chỉnh được về mức cân bằng.

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)