Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu đề tài

1.2.3.3. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu

Lãi suất TPCP được xem là lãi suất chuẩn; những thay đổi dù là trong ngắn

hạn hay dài hạn của lãi suất này cũng đều ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu và TTCK.

Các NĐT trái phiếu thường theo dõi rất sát tình hình của nền kinh tế, và lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các NĐT cổ phiếu thường

chỉ tập trung vào tình hình và triển vọng của công ty mình nắm giữ cổ phiếu, tuy

nhiên họ luôn cảnh giác với những thay đổi trong lãi suất. Theo lý thuyết về lượng

cầu tài sản, lượng cầu về một tài sản thường có tương quan thuận với sự gia tăng

của của cải; khi của cải tăng lên, lượng cầu về các loại tài sản khác nhau sẽ tăng

theo những mức độ khác nhau. Do đó, khi lãi suất thấp, nhiều NĐT trước đây đã mua trái phiếu nhằm tìm kiếm sự an toàn thường có xu hướng bán trái phiếu để tìm kiếm thu nhập cao hơn từ TTCK, ngược lại khi NĐT cảm nhận được là họ có thể

nhận được mức thu nhập cao hơntừ trái phiếu thì dòng tiền sẽ chảy ra khỏi TTCK.

Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu tăng thường đồng nghĩa với lãi suất chiết

khấu tăng và ngược lại. Khi lãi suất chiết khấu tăng, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Xét trong trường hợp các cá nhân vay tiền ngân hàng, khoản vốn vay của họ lúc này sẽ có chi phí cao hơn, do đó họ phải tính toán và xem xét một cách kĩ lưỡng khả năng thanh toán nợ và lãi vay để cuối cùng đưa ra các

quyết định vay. Điều này sẽ làm hạn chế mức vay nợ xuống nên hạn chế khả năng đầu tư của họ vào cổ phiếu. Còn đối với các DN, họ còn chịu tác động nhiều hơn

khi các khoản vay trở nên đắt hơn thì các DN sẽ có tâm lý ngại vay tiền và thực tế

thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Với một DN trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, DN phải thu hẹp phạm vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút. Một khi DN bị thị trường nhìn thấy là sẽ

cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là DN đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụt giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phiếu của DN sẽ thấp xuống.

Nếu số lượng DN trên TTCK có sự sụt giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường,

chỉ số chứng khoán sẽ giảm.

Ngoài ra, lãi suất trong nước tăng cũng có tác dụng thu hút luồng ngoại tệ đổ

vào, gián tiếp giúp đồng nội tệ tăng giá và do vậy tác động làm giảm tỷ giá hối đoái. Các DN xuất khẩu trong bối cảnh này sẽ gặp khó khăn do hàng hóa xuất khẩu bị đắt lên, đồng thời trước đó đã chịu thêm chi phí vốn vay do lãi suất tăng. Hệ quả là doanh thu và kỳ vọng về lợi nhuận tương lai của các DN này bị ảnh hưởng, làm giá cổ phiếu DN trên thị trường sa sút. Còn đối với nhóm DN phải nhập khẩu phần lớn

nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh, thì bối cảnh lãi suất tăng lại là lợi thế

cho họ. Tuy nhiên, doảnh hưởng của chi phí vốn vay tăng lên, phần lợi thế này có

nguy cơ bị triệt tiêu. Đối với một quốc gia mà chủ yếu nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài, lãi suất tăng (với mức hợp lý) đôi khi cũng là một yếu tố hỗ trợ cho

TTCK. Nhìn chung, mặc dù thông thường có mối quan hệ nghịch biến rõ rệt giữa lãi suất và giá cổ phiếu trên TTCK nhưng điều này không hẳn luôn luôn đúng.

Giả thuyết 3: Lãi suất có tác động tỷ lệ nghịch (-) đến giá cổ phiếu trên TTCK.

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)