Quản trị rủi ro tíndụng ngânhàng

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 30 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2.2. Quản trị rủi ro tíndụng ngânhàng

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, nhữngảnh hưởng bất lợi của rủi ro và nếu có thểtìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm hạn chế và giảm thấp nợ xấu trong hoạt động tín dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động kinh doanh cảtrong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất

trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Các NHTM sử dụng lãi thuđược từ hoạt động

tín dụng không chỉ để bù đắp chi phí huy động vốn, hoạt động tín dụng mà cònđể

trích lập dự phòng RRTD. Do đó, các ngân hàng cần phải quản trị mức rủi ro của

các khoản tín dụng, để nó luôn nằm trong tầm kiểm soát của mình, phù hợp với mức

tỷ lệ đã dự phòng, quản lý các khoản vốn đã cho vay nếu không khả năng xảy ra tổn

thất là rất lớn. Vì vậy, các NHTM cần phải quản trị RRTD một cách chặt chẽ bằng cách phân tích, đánh giá, nhận diện rủi ro để nhanh chóng đưa ra biện pháp cùng với đó là các áp dụng các mô hình, nguyên lý, kinh nghiệm đã được áp dụng thành công tại các ngân hàng khác sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế của ngân hàng mình nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng.

b. Nội dung rủi ro tín dụng.

Nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng gồm có 4 bước là: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; kiểm soát rủi ro tín dụng; tài trợ

rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽvới khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau.

b.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xácđịnh liên tục và có hệthống.Bất kỳ

khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đềvà có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm

đến mức thấp nhất.Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết vàcó giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.Các dấu hiệu nhận biết RRTD phổbiến thường tập trung vào các vấn đề: Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.

b.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độcác rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độtổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và

đo lường rủi ro danh mục cho vay.Một sốmô hình đo lường rủi ro tín dụng:

 Đối với rủi ro tín dụng riêng biệt, các mô hình đo lường đã và đang được sửdụng và phát triển bao gồm:

- Các mô hìnhđịnh tính thông dụng

+ Mô hình 6 C

+ Mô hình 5P

- Các mô hìnhđịnh lượng (hay mô hìnhđiểm sốtín dụng)

+ Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

+ Mô hìnhđiểm sốZ

+ Mô hìnhđiểm sốtín dụng tiêu dùng

+ Mô hình dự đoán xác suất vỡnợ

+ Mô hình tỷlệvỡnợquá khứ(Mortality rate derivation ofcredit risk)

+ Mô hình tỷlệ sinh lời điều chỉnh theo mức rủi ro RAROC (Risk-adjusted return oncapital).

 Đối với các rủi ro danh mục cho vay, các mô hình đơn giản vềrủi ro cho vay tập trung:

- Mô hình phân tích chuyển hạng (Migration analysis)

- Mô hình yêu cầu xác định tỷlệ giữa số lượng cho vay tối đa một người vay hoặc một lĩnh vực cụthểtrên danh mục cho vay.

b.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng tại một ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độrủi ro.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng là những hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro trước khi rủi ro xảy ra.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay.

- Hoạt động kiểm soát ở mức độ cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng

hiệu quả lại thấp, ngược lại mức độ kiểm soát thấp hơn nhưng có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thểcao. Cho nên cần phải tìm ra sựcân bằng tối ưu

giữa hoạt động kiểm soát rủi ro và lợi ích đem lại.Các phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay bao gồm:

+ Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra.Thông qua hoạt động thẩm định, xếp hạng và sàng lọc khách hàng: đối với những

khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì nên từchối cho vay.

+ Ngăn ngừa rủi ro:Ngăn ngừa rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tốrủi ro được xác định nhưng có thể

khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh/dựán

đầu tư, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủviệc thực hiện hợp đồng với

đối tác…

+ Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:

 Áp dụng hình thức, quy trình cho vay

 Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay

 Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp

đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

 Định giá khoản vay

 Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay

 Trích lập dựphòng rủi ro

 Trích lập dựphòng cụthể  Trích lập dựphòng chung

- Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro:

Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thểchuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức chuyển giao rủi ro:

+ Chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm)

+ Chuyển giao rủi ro cho tổchức kinh doanh bảo hiểm tín dụng

+ Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ

+ Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước

+ Sửdụng công cụphái sinh

+ Chứng khoán hóa

Đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một sốít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của

đa dạng hóa là hạn chếrủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụthuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động.

b.4. Tài trợrủi ro tín dụng

Là việc Ngân hàng sử dụng những kỹ thuật, công cụ, tài chính để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất cụthể ở đây là bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Trong tài trợrủi ro tín dụng, các ngân hàng thường dùng phổbiến một sốcông cụ:

-Bù đắp tổn thất bằng quỹdựphòng rủi ro

- Bán nợ: Hoạt động bán nợ gồm hai loại chính: Bán nợ tham gia và chuyển

nhượng nợ

- Hợp đồng trao đổi tín dụng:

Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tín dụng phái sinh là hợp đồng hoán đổi tín dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thỏa thuận trao

đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Việc các bên tham gia hợp đồng tín dụng giúp các ngân hàng nâng cao tính

đa dạng hóa của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau.

Đặc điểm thanh toán bất ngờ của hợp đồng hoán đổi tín dụng gần giống với những đặc điểm thường gắn với hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, người mua bảo hiểm

đối với rủi ro tín dụng bằng cách chi trảcác khoản thanh toán định kỳtheo một tỷlệ

% cố định của mệnh giá khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, ví dụ

như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trảmột khoản thanh toán để bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đãđược bảo hiểm.Ngược lại người mua bảo hiểm không phải chi trảkhoản tiền nào cả.

Giả sử rủi ro tín dụng được xác định là vỡ nợ, một hợp đồng hoán đổi tín dụng có thể được hình thành. Để dễ hình dung ta xét ví dụ, một ngân hàng (người thụ hưởng) nắm giữ một khoản vay được xếp hạng tín dụng A, có lãi suất thả nổi

được trả 2% nhiều hơn so với mức lãi suất tham chiếu. Người nắm giữ khoản nợ

này ký kết hợp đồng hoán đổi tín dụng để bảo hiểm đối với rủi ro tổn thất tín dụng

do người vay vỡ nợ. Người nắm giữ khoản nợ này là người mua bảo hiểm. Giả sử

trả 0.1% mỗi kỳ cho người bán bảo hiểm. Nếu người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm sẽ phải trả một khoản thanh toán được xác định từ trước. Ngược lại, người mua bảo hiểm không phải trả bất kỳ một khoản thanh toán nào. Khoản thanh toán

này bù đắp phát sinh khi người vay vỡ nợ. Các hợp đồng dẫn xuất có thể được hình thành theo nhiều cách, ví dụ như thanh toán một khoản cố định khi người vay vỡnợ

hoặc khoản thanh toán phải tương đương với những khoản tổn thất.

- Hợpđồng quyền tín dụng:

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ của ngân hàng trước những tổn thất trong trịgiá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn

khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng này đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như các khoản cho vay này giảm giá đáng kểhoặc không

được thanh toán. Nếu như khách hàng vay vốn trảnợ như kế hoạch, ngân hàng sẽthu

được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử

dụng. Nhưvậy, ngân hàng sẽmất toàn bộphí trảtrên hợp đồng quyền.

Hợp đồng quyền chọn cũng có thể được sửdụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm.

Công tác quản trị RRTD của một ngân hàng thực sự hiệu quả chỉ khi thực hiện các bước trong quy trình quản trị RRTD một cách chặt chẽ, móc xích lẫn nhau. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất. Bởi

vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng.

Từ đó, có thể thấy vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là

đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay nhiều ngân hàng

đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ

thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng MIS… Đây chính là những cách thức

nhằm phát hiện sớm RRTD.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)