Đối với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Đối với chính phủ: Đưa ra các chính sách nhằm bình ổn thị trường, chính sánh ngang tầm vĩ mô. Cùng với đó là các quy định trong công tác quản trị RRTD

tại NHTM.

+ Chính phủ cần đưa ra những chủ trương, giải pháp nhằm bình ổn giá cả,

kiểm soát lạm pháp và tiếp tục hệ thống hóa, nâng cao phát triển thị trường tài chính nói chung cũng hệ thống ngân hàng nói riêng.

+ Tạo được một nền kinh tế tăng trưởng tốt, môi trường năng động nhằm thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+Nâng cao năng lực, quyền hạn trong hoạt động tiền tệ, tạo nên tính độc lập

trong hoạt độngquản lýcho NHNN

+Các NHTM thường gặp khó khăn trong việc thẩm định hồ sơ tài chính của KH, như các báo cáo tài chính bởi vì nhưng thông tin này thường có sự hạn chế về độ chính xác và độ tin cậy. Vì vậy, Chính phủ cũng như các cơ quan liên ngành cần đưa ra các quy định, biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch, thông tin chính xáctrong việc đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.

+ Việc có thêm nguồn thông tin uy tín để đánh giá khách hàng là rất cần thiết đối với các NHTM, do đó Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành chức năng cần

phải ban hành khuôn khổ pháp lý nhằm xếp hạng mức độ tín nhiệm của công ty, tạo

nên nguồn thông tin hữu ích trong công tác tín dụng cho các NHTM.

+ Rút gọn quy trình giao dịch đảm bảo khi KH thực hiện giao dịch đăng ký TSĐBcho một món vay.

+ Thủ tục, quy trình trong quá trình phát mại tài sản còn rườm rà, phức tạp

gây mất nhiều thời gian của ngân hàng. Vì vậy, cơ quan thi hành án cần có thủ tục nhanh chóng để bàn giao TSĐB cho ngân hàng, ngoài ra Nhà nước nên thành lập

nên một thị trường về đấu giá tài sản mà ngân hàng phát mại, giúp cho qúa trình xử lý TSĐB được thực thi nhanh chóng, ngắn gọn

+ Chính quyền địa phương cần phải thường xuyên cung cấp thông tin về

khách hàng giúp ngân hàng nắm được tình hình kinh tế trước, trong và sau khi cho vay của họ để đưa ra những quyết định đúng đắn trong công tác cho vay, kiểm soát được khoản vay mà khách hàng đã sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát

hiện rủi ro.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)