5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro
Thực hiện thu thập thông tin của khách hàng vay.
Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng
tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn:
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
-Đi thăm thực địa doanh nghiệp
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.
- Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Các nguồn khác.
Thông qua quá trình thu thập thông tin, CBTD sẽ nắm rõđược thông tin của
khách hàng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, thu nhập cũng như mức độ
uy tín của họ, từ đó để đi đến quyết định là có nên cho vay hay không. Điều này sẽ
giúp ngân hàng kiểm soát tốt trong công tác cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Chi nhánh đã thực hiện công tác nhận diện rủi ro xuyên suốt trong toàn bộ
quá trình cấp tín dụng: trước khi cho vay, trong khi cho vay, sau khi cho vay.
Nghiên cứu trích dẫn một số ví dụ thực tế liên quan như sau:
a.Trước khi cho vay:
Anh Lê Minh Đức, trú tại khu phố 5 phường 2, Thị xã Quảng Trị đã đến
Agribank CN Thị xã Quảng Trị với mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống
(mua xe ô tô). Tại đây, anh Đức đã được CBTD tư vấn để lựa chọn gói sản phẩm
phù hợp với nhu cầu cũng như hướng dẫn việc cung cấp các thông tin nhằm mục đích vay vốn. Sau khi được CBTD tư vấn, anh Đức đã quyết định vay 400,000,000
VNĐ với lãi suất 10% năm, gốc trả đều hàng, lãi trả theo số dư nợ giảm dần trong
vòng 5 năm với tài sản thế chấp là đất và tài sản gắn liền với đất.
Trước khi quyết định cho vay, CBTD tiến hành kiểm tra thông tin của anh Đức trên CIC và thấy anh Đức chưa có quan hệ tín dụng với Agribank, tuy nhiên lại
thuộc vào nhóm 4 tại Vpbank Chi nhánh Đông Hà do đó trong trường hợp này chi
nhánh đã từ chối cho vay.
Trường hợp khác là Bà Ngô Thị Thanh Thủy trú tại phường 3, thị xã Quảng
Trị tiến hành vay vốn là 250.000.000 đồng nhằm mục đích sửa chữa nhàở, sau khi
kiểm tra thông tin trên CIC cho thấy bà Thủy chưa có quan hệ tín dụng với
Agribank cũng như các TCTD khác. CBTD đã tiến hành thẩm định hồ sơ pháp lý do bà Thủycung cấp bao gồm hồ sơ kinh tế (báo cáo tình hình thu nhập đến ngày vay vốn hoặc giấy xác nhận thu nhập từ tiền lương đến ngày vay và trong thời gian
vay vốn), tài liệu chứng minh nguồn thu nhập của KH, yêu cầu KH trình phương án
sử dụng vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Cụ thể:
Theo như thông tin cung cấp thì nghề nghiệp của bà Thủy là kinh doanh vì vậy giấy tờ chứng minh thu nhập cần cung cấp đó là giấy phép đăng kí kinh doanh
hoặc giấy xác nhận kinh doanh của phường, xã, đồng thời cung cấp bản gốc hoặc
bản photo sổ hồng.
Ngoài ra, bà Thủy cần cung cấp giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn gồm
giấy phép xây nhà, hợp đồng thi công, bảng kê nguyên vật liệu.
Sau đó, CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ:
- Mục đích đi vay: Bà Thủysửa chữanhà ở có giá trị giao dịch 450.000.000
đồng, với giá trị khoản vay đề nghị là 250.000.000 đồng, số còn lại là vốn tự có của
khách hàng.
- Nguồn trả nợ của bà Thủy chính là từ nguồn thu nhập thường xuyên hàng tháng trong việc kinh doanh. Tổng thu nhập hàng tháng: 8.000.000 đồng, sau khi trừ
các khoản thuế: 7.300.000 đồng. Thu nhập khác: 2.500.000 đồng
- Hình thức và tài sản bảo đảm vốn vay: Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, cụ thể chính là căn nhà mà bà Thủy xây được từ số tiền được ngân hàng cho vay.
- Chấm điểm, xếp hạng tín dụng KH: CBTD sẽ tiến hành chấm điểm, xếp
hạng tín dụng khách hàng bằng phần mềm nội bộ của ngân hàng. Kết quả được
trình bày trong Bảng tổng hợp chấm điểm và xếp loại KH, cụ thể bà Thủy được:
Tổng số điểm 280, xếp loại tốt.
Sau khi thẩm định hồ sơ, CBTD tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo:
- CBTD tiến hành định giá tài sản bảo đảm vị trí mảnh đất, diện tích dựa trên mảnh đất tham khảo đạt 100 điểm (điểm tối đa). Cán bộ định giá xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp cụ thể này, thì tài sản đảm bảo - căn nhà của bà Thủycó mức khả năng
phát mại là "Bình thường", thời gian có thể phát mại là 12 tháng. Đồng thời xem xét xem đất có xảy ra tranh chấp hay không, xác nhận quyền sở hữu có đúng như trong
hồ sơ hay không.
Giá trị tài sản thế chấp sau khi tiến hành định giá được thỏa thuận: 1.050.000.000 đồng, CBTD lập biên bản định giá tài sản thế chấp có chữ kí 2 bên, ngân hàng giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản.
Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo: CBTD cùng KH thực hiện việc công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm nợ vay tại Phòng công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Ngoài việc thẩm định các nội dung trên cần thẩm định cụ thể thẩm định về năng lực tài chính của KH. Trong trường hợp này, CBTD đi thẩm định tại nhà của
bà Thủy để xem nguồn thu thực có đúng như hồ sơ đã được cung cấp, xem xét tình hình kinh doanh cóđảm bảo khả năng trả nợ hay không.
CBTD lập báo cáo thẩm định. Sau khi lập xong báo cáo thẩm định, kèm theo hồ sơ tín dụng trình Trường phòng xem xét và có ý kiến.
Dấu hiện nhận biết rủi ro từ phía khách hàngđược thể hiện:
- Thông tin, hồ sơ được KH cung cấp không đầy đủ hay không trung thực, có
nhiều sai sót. Hồ sơ vay vốn có độ tin cậy thấp.
- KH không có mục đích kinh doanh rõ ràng, cố tình né tránh hoặc trả lời sai khi CBTD đặt ra các câu hỏi về kế hoạch trả nợ, tài sản thế chấp, thu nhập,…
- Ngành nghề kinh doanh của KH là một trong những ngành nghề chứa nhiều
rủi ro, dễ gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- KH có lịch sử tín dụng xấu, kém uy tín trong việc thanh toán nợ.
- Đối với KH là các doanh nghiệp: Đa số các doanh nghiệp vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tuy nhiên vẫn có trường hợp DN làm đẹp báo cáo tài chính, đưa ra phương án, số liệu của công ty để chiếm dụng vốn của
ngân hàng nhằm dùng vào những việc khác.
- Các DN trên địa bàn Thị xã Quảng Trị chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ
lẻ do đó báo cáo của những công ty này chưa được kiểm toán nên độ tin cậy không
cao. Vì vậy việc cấp tín dụng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.
- Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một công ty. Trong trường hợp lãnh đạo không có uy tín và nhân cách,
năng lực quản lý yếu kém, trình độ học vấn chưa cao và không có nhiều kinh
nghiệm quản lý thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị thua lỗ, không có khả năng trả
nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thu lãi và nợ của ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Có dấu hiệu nghi ngờ về mặt pháp lý của DN, về sự thiếu tính chân thực
trong việc quản lý tài sản, nguồn vốn cũng như tài sản đảm bảo. Xem xét, thẩm định
tài sản thế chấp, giá trị thực của nó và tài sản đó có nằm trong diện thu hồi của Nhà
nước hoặc đang bị tranh chấp haykhông.
Dấu hiệu nhận diện rủi ro từ phía Ngân hàng:
- CBTD chưa đủ kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu kiến thức
xã hội đãđưa ra những quyết định cấp vốn gây nên rủi ro cho ngân hàng.
- CBTD chưa tuân thủ nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình tín dụng hay
việc thu thập thông tin KH, thẩm định tài sản đảm bảo còn mang tính chủ quan dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm trong công tác cho vay.
b. Trong khi cho vay:
Trong quá trình giải ngân cần phải xem xét, rà soát lại thông tin một cách cẩn
thận. Đánh giá lại phương án sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của KH
có phù hợp với điều kiện vay vốn tại ngân hàng hay không.
Trong trường hợp này, CBTD kiểm tra, rà soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ
của bộ hồ sơ vay vốn của bà Ngô Thị Thanh Thủy, CBTD thực hiện đăng kí thông
tin vào hệ thống IPCAS.
- Kiểm tra, rà soát thông tin trên hệ thống IPCAS.
- Sau khi nhận được sự phê duyệt của cấp trên, CBTD tiến hành ký hồ sơ vay
vốn cùng với khách hàng để tiến hành giải ngân. Nếu số tiền dưới 100.000.000 đồng sẽ tiến hành giải ngân bằng tiền mặt, trên 100.000.000 đồng sẽ giải ngân qua
tài khoản.
Trong trường hợp của bà Ngô Thị Thanh Thủy với số tiền vay là 250.000.000 đồng được giải ngân qua tài khoản. Việc giải ngân này sẽ giúp ngân
hàng quản lý, theo dõiđược việc sử dụng vốn vay của khách hàng, ngân hàng có thể
có biện pháp kịp thời khi phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử
dụng vốn không hiệu quả.
c. Sau khi cho vay:
Trong trường hợp vay vốn của bà Ngô Thị Thanh Thủy, sau thời gian giải
ngân, CBTD nghi ngờ dấu hiệu rủi ro đó là bà Thủy sử dụng vốn vay sai mục đích. Theo như hợp đồng tín dụng, mục đích sử dụng vốn của bà Thủy là sửa chữa nhà ở nhưng khi CBTD tiến hành kiểm tra, rà soát việc sử dụng vốn thì phát hiện bà Thủy
sử dụng vốn vào kinh doanh. Đây là trường hợp gây nên rủi ro tín dụng cho chi nhánh vào năm 2017
Sau khi giải ngân, sẽ có một số dấu hiệu nhận biết rủi ro từ phía khách hàng như:
- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư có dấu hiệu không triển
khai, hoặc triển khai chậm, không đúng với tiến độ đãđề ra.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với mục đích đã cam kết ban đầu.
- Giá trị của tài sản đảm bảo giảm giá trị so với lúc định giá hoặc có vấn đề
về pháp lý như tranh chấp, bị Nhà nước thu hồi, đã được thế chấp ở tại các TCTD
khác, chuyển quyền sở hữu,…
- KH có những giao dịch bất thường tại NH như rút lượng tiền gửi lớn, thu
nhập của KH không ổn định.
- Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bị quá hạn hay thường xuyên đề
nghị gia hạn nợ với lý do không khảquan cũng cần được xem xét.
Ngoài ra còn có rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng:
- CBTD chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, xã hội để nhận biết các nguy cơ sẽ xảy ra, trong nhiều trường hợp CBTD phát hiện ra thì đã xảy ra rủi
ro. Hay do áp lực về doanh số nên các CBTD chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng, thẩm định hồ sơ, tài sản thế chấp.
- Ngân hàng quản lý thông tin khách hàng còn nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết nguồn vốn vay của KH tạo nên việc bất cân xứng thông tin dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm trong cấp tín dụng làmảnh hướng đến công tác
thu hồi nợ.