Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho

cho vay.

a. Nâng cao chất lượng thông tin.

Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, do vậy thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong quá trình ra quyết định cho vay. Đây là giải pháp tốt nhất để loại trừ khả năng xảy ra rủi ro.

Hiện nay, việc tiến hành thẩm định chủ yếu vẫn là do khách hàng cung cấp bao gồm các thông tin tài chính và thông tin liên quan đến dự án đầu tư. Bởi vì là thông tin do khách hàng cung cấp nên nó sẽ mang tính chủ quan, có thể thiếu sự chính xác và

không sát với thực tế. CBTD sẽ tiến hành thẩm định dự án dựa trên những thông tin

do khách hàng cung cấp. CBTD có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin bằng cách đến doanh nghiệp để thực chứng.Tuy nhiên, công tác này hiện nay tại chi

nhánh sẽ được thông báo cho khách hàng, điều này sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc

thẩm định. Do đó trong trường hợp này, CBTD cần phải tiến hành thẩm tra đột xuất để có thể kịp thời phát hiện rủi ro, tránh gây mất công sức và thời gian cũng như

nguy có rủi ro sau này.

Để có được thông tin chính xác phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá

khách hàng, Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị cần thực hiện một số biện pháp:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đúng sự thật, toàn diện, khách

quan. Hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực pháp lý dân sự, các hợp đồng, hóa đơn liên quan.

- Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định, CBTD cần quan tâm đến một số

yếu tố như giá vàng, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số tiêu dùng,..nhằm có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế vĩ mô cũng như nền kinh tế ngành để xem xét dự án, lĩnh

vực hoạt động của khách hàng có thực sự phát triển và mang lại hiệu quả trong bối

cảnh hiện nay hay không.

- Ngoài ra ngân hàng cần xây dựng một bộ phận chuyên phân tích tình hình của nền kinh tế, xu thế phát triển hiện nay để khai thác thông tin, bắt kịp xu hướng

của khách hàng nhằm đưa ra các kế hoạch định hướng cho hoạt động tín dụng, các

chiến lược quản trị rủi ro, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốncho hoạt độngtín dụng của mình.

Trên cơ sở đó, CBTD tiến hành phân tích, đánh giá cẩn thận, chính xác để tránh được các rủi ro có thể xảy ra do doanh nghiệphoạt động không hiệu quả hoặc

cố ý lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng.

b. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng.

Ngân hàng cần đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong

công tác thẩm định:

- Bởi vì các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiện nay mang tính chủ quan, đối phó, không đáng tin cậy. Do đó, chi nhánh phải yêu cầu CBTD phải kiểm

tra tính chính xác của các báo cáo tài chính đó và phải có kiểm toán của Nhà nước

hoặc cơ quan kiểm toán độc lập.

- CBTD phải đặt các tiêu chí như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng

lực điều hành, năng lực tài chính, các chỉ số ROA, ROE, vòng quay vốn, hệ số

nợ,…,năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng lên hàng đầu và thực hiện thẩm định một cách

nghiêm túc, chặt chẽ theo quy định được đề ra.

c. Kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng.

Chi nhánh cần phải giám sát, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để kịp thời

phát hiện, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất cho mình.

- Chi nhánh cần đưa ra những chính sách, quy định về quy trình kiểm tra khách hàng, đặc biệt là kiểm tra đột xuất để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của họ đúng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

- Theo dõi sát sao dòng tiền của dự án, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, áp

dụng phương thức vay chuyển khoản để đảm bảo việc kiểm soát việc sử dụng vốn

vay của khách hàng.

- Thực hiện đối chiếu việc sử dụng với của khách hàng trong thực tế và trong hợp đồng đã ký kết nhằm đảm bảo việc sửdụng vốn đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)