Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 68)

5. Cấu trúc luận văn

2.5.2.Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân

Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả trong sản xuất, năng suất thu được cao cũng đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập cho các hộ

nông dân, là giải pháp đểhướng tới mục tiêu phát triển mô hình xuất lúa.

Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất Lúa, tôi đã sửdụng phương pháp phân tích hàm sản xuất. Hàm sản xuất của 40 hộ được ước lượng với phương pháp khả năng cao nhất "MLE". Kết quả ước lượng MLE của hộ trên phần mềm Statađược thểhiệnởbảng 2.12.

Kết quảước lượng các biếnđộc lập sửdụng trong môhình nhưsau:

LnY = -1,343264 + 0,3959562LnX1 + 0,0983984LnX2 + 0,4609518LnX3 + 0,159474LnX4 + 0,0405306LnX5 + 0,0034167LnX6

Kết quảtrình bàyở bảng 2.12 cho thấyảnh hưởng của các yếu tố đầu vàođến năng suất Lúa của các hộ giađình, trongđóchỉcó biến lượng giống, NPK và thuốc BVTV có ý nghĩa thống kê, còn lại đều không có ý nghĩa. Cột giá trị P-value dùng để kiểm định giảthiết, kết quảcho thấy trong 6 biếnđộc lập thì chỉ có 3 biến có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2.12: Kết quảước lượng hàm sản xuất của 40 hộđiều tra

Ký hiệu biến Tên biến Hệsốước lượng P-value

Hàm sản xuất cận biên Hằng số -1,34326 0,000 Ln X1 Giống (kg) 0,3959562*** 0,008 Ln X2 Đạm (kg) 0,0983984 0,147 Ln X3 NPK (kg) 0,4609518*** 0,000 Ln X4 Kali (kg) 0,159474 0,748 Ln X5 Thuốc BVTV(1000đ) 0,0405306* 0,072 Ln X6 Công laođộng( công) 0,0034167 0,866 Sốquan sát 40 Prob > chi2 0,0000 Wald chi2 (6) 16914.55 Loglikehood 94,760708 Ghi chú: *,**,*** tươngứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

(Nguồn:Sốliệuđiều tra năm 2020)

Giống: Giống vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹthuật để nâng cao năng suất và chất lượng Lúa. Qua bảng trên ta có thểthấy biến lượng giống có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và hệ số ước lượng β1 =0,3959562 cho thấy mối tương quan thuận giữa lượng giống với năng suất, nghĩa là khi lượng giống tăng 1% thì năng suất tăng 0,3959562% vớiđiều kiện các yếu tốkhác khôngđổi.

Phân Bón: Đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng cho cây hoạt động và phát triển. Qua bảng 2.12 cho thấy hệ số ước lượng của phân NPK mang dấu dương (β2 = 0,4609518 ) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho biết khi lượng phân NPK tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,4609518% vớiđiều kiện các yếu tốkhác khôngđổi.

Thuốc BVTV:Đây cũng là một yếu tốđầu vào quan trọng, nó làm giảm và ngăn ngừa sâu bệnh cho cây phát triển . Qua bảng 2.12 cho thấy hệsố ước lượng của thuốc BVTV mang dấu dương (β5 =0,0405306) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho biết khi lượng thuốc BVTV tăng lên 10% thì năng suất tăng lên 0,0405306%.

Như vậy Lúa giống được gieo càng nhiều, sử dụng lượng phân bón tối đa đúng liều lượng thì các hộgiađình sẽthuđược năng suất càng nhiều.

Đối với Phân Kali, phân đạm, công lao động: Đây là ba biến không có ý nghĩa

thống kê.

Đối với phânĐạm và phân Kali:Đây là hai biến không có ý nghĩa thống kê tại vì ở đây người dân chủ yếu sửdụng loại phân tổng hợp NPK có nhiềuưuđiểm, đầyđủcác chất dinh dưỡng.

Ngoài những nhân tố ảnh hưởng trên như giống, phân bón,… mô hình còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Do đó, tôi sẽ xây dựng hàm phi hiệu quả kỹ thuật để

phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả kỹthuật trồng lúa của hộ điều tra.

Qua kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật ở bảng 2.13, hệ số các biến mang dâu âm sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình vì trong

hàm tôi phân tíchở đây là hàm phi hiệu quảkỹthuật, nếu các hệsốước lượng mang giá

trị dương sẽ ảnh hưởng tích cực đến phi hiệu quả kỹ thuật tức sẽ ảnh hưởng tiêu cực

đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ giađình hay nói cách khác nếu phi hiệu quả kỹ thuật càng tăng thì hiệu quảkỹthuật sẽcàng giảm.

Bảng 2.13: Kết quảước lượng hàm phi hiệu quảkỹthuật của 40 hộ điều tra

Ký hiệu Tên biến Hệsốước lượng P-value

Hàm sản xuất cận biên Hằng số Z1 Giới tính (1 = Nam, 0 = Nữ) 0,7403625 0,293 Z2 Tuổi -0,11074 0,400 Z3 Trình độ học vấn (năm) 0,3055314 0,297 Z4 Số thửa 1,008108* 0,079 Z5 Kinh nghiệm -0,77679 0,272 Prob.>chi2 0,0000 Loglikehood 94,760708

Ghi chú: *,**,*** tươngứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%

(Nguồn: Sốliệuđiều tra năm 2020) Qua bảng 2.13 cho thấy, các biến giới tính, tuổi, trìnhđộ, kinh nghiệmđều không có ýnghĩa thống kê.

Biến số thửađất có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 2.13 cho thấy hệ số ước lượng của Số thửa đất mang dấu dương (β4 =1,081086) và có ý nghĩa thống kêở mức 10%. Hệ số

này cho biết khi sốthửađất tăng lên 10% thì năng suất tăng lên 1,081086%.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 68)